Thursday, January 30, 2014

THẾ HỆ KIM JONG UN...

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014

Bài Phỏng Vấn do Trần Lương thực hiện


16 Jan 2014

(bài này sau khi bạn Trần Lương thực hiện bị Ban Biên Tập không cho đăng. Thấy tiếc, bạn nhờ GNA xuất bản hộ)

Hỏi: Dù là hân hạnh được T/S hứa là sẽ trả lời những câu chuyện riêng tư nhất, nhưng xin bắt đầu bằng một đề tài thông dụng của báo chí trong những ngày Tết.  T/S nghĩ gì về triển vọng của 2014 so với các năm qua?

Đáp: Tôi vừa trả lời một quan chức cao cấp Việt khi ông bày tỏ lạc quan cực điểm về việc ổn định của nền kinh tế vĩ mô và việc hồi phục mạnh mẽ các ngành ngân hàng, BDS, chứng khoán… Với tôi, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm những gì đang làm, thì chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tương tự trong tương lai. Tôi nhìn lại và thấy ngoài những phát ngôn, chưa có một hành động gì cụ thể để tác động tích cực hay tiêu cực trên thực tại. Hai yếu tố tăng trưởng là khu vực FDI hay TPP phần lớn nhờ những yếu tố ngoài Việt Nam; tuy nhiên, mọi thành quả tốt sẽ bị bù trừ bởi suy thoái và trì trệ tại lĩnh vực “doanh nghiệp nội” và “thu nhập của đa số dân chúng”. Các yếu tố xấu như sự can thiệp chủ đạo của chánh phủ, nợ xấu ngân hàng, vốn sở hữu các định chế tài chánh và DNNN, bong bóng BDS, việc thao túng thị trường chứng khoán…chỉ gia tăng chứ không giảm…

Hỏi: Có nghĩa là T/S rất bi quan về triển vọng cho 2014?

Đáp: Không, nhưng cũng không lạc quan. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi trong các khu vực và ngành nghề, nhưng sẽ là một biểu đồ đi ngang về các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Hỏi: Nếu ông là một doanh nhân năng động làm ăn tại xứ sở này. T/S sẽ làm gì trong những năm sắp đến?

Đáp: Tôi nghĩ đây là một bài toán phức tạp và trước hết, cần nhận rõ mình có những lựa chọn gì, kỹ năng và trải nghiệm của mình có thích ứng với môi trường kinh doanh và sau cùng, mình đang có hoặc có thể nắm bắt những lợi thế cạnh tranh hay nguồn lực gì? Tóm lại, đây là một nghiên cứu và tính toán thật chi tiết cho từng cá nhân, không thể “nói chung chung” được.

Hỏi: Hiện tại, dự định cá nhân của T/S là làm gì hay đầu tư vào đâu trong những năm tới?

Đáp: Hiện nay, vì phải chăm chú vào sự hồi phục sức khoẻ sau 2 năm kém may mắn với bệnh hoạn, nên tôi gần như làm việc rất ít. Ngoài chuyện viết lách cho Góc Nhìn Alan để chia sẻ với các bạn trẻ (thực sự là một hobby) thì tôi chỉ làm tư vấn cho vài công ty lớn của Trung Quốc và Philippines về M&A và IPO. Còn các đầu tư cá nhân thì có các con cháu và đối tác lo liệu, tôi chỉ cho ý kiến.

Hỏi: Nghe như T/S mô tả một chương trình về hưu sớm? Còn các tài sản của T/S thì sẽ theo mô hình nào để tăng trưởng?

Đáp: Tôi là người không tin vào việc để lại di chúc. Tôi nhìn thấy quá nhiều trường hợp khi các đại gia chủ soái “bỏ đi về thiên đường”, con cháu, bạn bè, nhân viên…quay mặt cắn xé nhau và không từ bỏ thủ đoạn nào để chiếm hữu phần tài sản trội hơn số mình được chia. Ngay cả khi còn sống, nhiều anh chị kế thừa vẫn sẵn sàng âm mưu giết hay bố trí bắt cha mẹ vào nhà thương điên để hưởng thụ tài sản nhanh chóng hơn. Do đó, tôi luôn đặt kế hoạch là phải phân chia hết mọi tài sản khi mình còn sáng suốt, khoẻ mạnh…giữ lại vừa đủ cho bản thân sống đời giản dị trước khi chết. Tôi tin là mọi người nên chết “trắng tay”, chỉ để lại một số tiền nhỏ cho con cháu lo hậu sự. Nếu chi phiếu ma chay có bị hoàn trả vì “không tiền bảo chứng” thì đó sẽ là trò đùa cuối cùng.

Hỏi: Trong việc viết “lách” cho GNA, nhiều độc giả cho rằng ngoài các đề tài kinh tế, T/S Alan Phan rất chống đối XHCN của các nước như Trung Quốc, VN, Bắc Triều Tiến hay Cuba, do những “hận thù” còn vương vấn?

Đáp: Hoàn toàn sai. Hai lý do: một, tôi luôn nghĩ mình là con người do khoa học đào tạo, tức là biết nhận thức những góc nhìn đa chiều và không cố chấp, giáo điều. Thứ hai tôi rất may mắn là không mất gì nhiều trong biến cố 1975, ngoài một số tài sản, khá lớn lúc đó, nhưng nhìn lại từ hiện tại thì không đáng kể. Nếu tôi có những trải nghiệm về đi tù cải tạo, hay có thân nhân bị hải tặc Thái cưỡng hiếp chẳng hạn thì có thể lòng hận thù vẫn hiện diện? tôi không biết. Ngoài ra, tôi là một doanh nhân, luôn nhìn về phía trước sau khi vấp ngã; không phải là một nghệ sĩ hay triết gia chỉ biết đắm mình vào quá khứ.

Hỏi: Nhưng các bài viết của T/S luôn nói đến cái “huy hoàng” của thời trước 1975?

Đáp: Đó là những hoài niệm về các ký ức thật đẹp của một trai trẻ trong tuổi mới lớn, không pha một chút sắc màu gì về chính trị. Bản thân tôi, hoàn toàn dị ứng với thế giới của các chính trị gia. Qua tuổi 40, tôi có nhiều tiền, nên hay la cà theo nhiều chính trị gia quyền lực nổi tiếng của Mỹ và các nước Á Châu. Sau vài năm, tôi học được một điều quan trọng là nếu muốn sống chân thật và tử tế, không nên đu dây theo các ông bà này.

Hỏi: Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn cho phần lớn người dân?

Đáp: Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa học, tốn nhiều thập kỷ và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp mọi lãnh vực.

Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước 1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.

Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử…cảnh quan thành phố thì lộn xộn không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt…Mỹ có thành ngữ “it’s really ugly” (thật là xấu xí)…

Hỏi: Nhưng cái xấu xí vẫn không ngăn ông sống và làm việc khá nhiều thời gian ờ Việt Nam?

Đáp: Trong những năm gần đây, quả tôi có hay về Việt Nam. Nếu tôi chỉ thuần tuý là một người nước ngoài, tôi sẽ hưởng thụ rất tốt các thú vui do đồng tiền mang lại như tiệm ăn ngon, bãi biển đẹp, nhiều chân dài sẵn sàng, hay những chém gió hời hợt qua các tiệc rượu của những đại gia. Sau một, hai năm, khi nhàm chán thì chỉ xách va li đến một xứ khác.

Nhưng vì tôi là người Việt, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quê hương và trong quá trình, tôi khám phá hai cái hobby rất thú vị: một là Góc Nhìn Alan, nơi tôi chia sẻ hàng tuần với các trí óc và tâm hồn trẻ đang khao khát đi tìm một dòng suối mát cho cuộc sống quá tệ hại. Kế đến là những người bạn chỉ đợi tôi gọi là có mặt để cùng nhau chia vui (khó tìm ở những nơi bận rộn như Hồng Kông hay Mỹ).

Hỏi: T/S nghĩ giải pháp “hoà hợp hoà giải” có đem cho dân tộc Việt một sức mạnh mới và tạo một cú hích mới cho xã hội?

Đáp: Chỉ nghe khẩu hiệu xong là thấy mệt. Tại phần lớn các quốc gia phát triển, không ai buồn nói đến chuyện hoà giải hay hoà hợp. Mọi cá nhân đều có những tư duy và phán xét rất khác biệt nhau; không ai có thể bắt ai phải “hoà hợp” với lối sống hay “định hướng” của mình. Điều quan trọng nhất phải là “tôn trọng”. Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cái tự do cá nhân, tôn trọng tài sản người khác từ vật chất đến trí tuệ đến tâm linh. Có tôn trọng nhau thì sẽ có sự hiếu hoà và từ đó tinh thần “hoà giải” phát sinh. Mà hoà giải không được thì cũng chẳng sao. Đưa nhau ra toà hay nhờ các thành phần độc lập phân giải theo cơ chế pháp trị nếu cần. Tốt hơn, thì “live and let live” (sống và để người khác sống).

Tôi dị ứng nhất là những người ngoài thích xông mũi vào đời tư tôi để khuyên bảo. Tệ hơn nữa là bắt tôi phải theo một giải pháp người khác đã định sẵn. Sau cùng, nếu người đó là một anh chị ngu hơn mình thì chỉ biết khóc thầm.

Hỏi: T/S nghĩ thế nào về các thế hệ trẻ, kế tiếp của Việt Nam khi họ nắm quyền lực?

Đáp: Phần lớn các hoàng tử công chúa, ngay cả những quản lý trung cấp, đã được đưa đi huấn luyện đào tạo khắp nơi tại các nước phát triển. Như các bạn đồng trang lứa ở Âu Mỹ Nhật, họ thường nắm bắt nhiều kỹ năng và sáng tạo, cùng khả năng dám ứng dụng những công nghệ, cách quản lý mới hơn các bậc cha chú. Tôi đã kỳ vọng nhiều về những lãnh đạo mới này.

Tuy nhiên, tôi khá thất vọng khi tiếp xúc với họ vì ngoài các tài năng nói trên, tôi cũng nhận xét thấy lớp người trẻ này không kém thế hệ trước về tinh thần vô cảm, lòng tham lam, sự chụp giựt cơ hội…Họ giỏi hơn, nên cũng sâu hiểm và tàn nhẫn hơn. Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên là một ví dụ chính xác nhất.

Tôi chỉ hy vọng là mình sai trong sự đánh giá này. Nếu không, đêm đông còn dài hơn là chúng ta mơ ước.

Hỏi: Nếu có quyền lực, T/S sẽ tăng trưởng nền kinh tế này hay mức thu nhập người dân như thế nào?

Đáp: Chuyện tôi có quyền lực chắc không bao giờ xẩy ra. Nhưng tôi tin vào sự năng động, sáng tạo và cần cù của người dân Việt so với các quốc gia nhược tiểu khác. Tại Âu, Mỹ, Úc…họ bắt kịp thu nhập chuẩn của các cộng đồng thiểu số trong thời gian kỷ lục.

Điều duy nhất họ cần là một môi trường kinh doanh tự do và bình đẳng, không bị quấy phá bởi thành phần ăn hại. Nếu là một lãnh đạo, tôi sẽ cùng các cộng sự đi nghỉ mát suốt ngày và để dân tộc phát triển theo hưng phấn, động lực và kỹ năng tự tạo của họ. Hơi quá khích, nhưng chắc chắn là sẽ tốt hơn cả ngàn lần bây giờ.

PV: Xin cám ơn T/S.

Wednesday, January 29, 2014

NHỮNG BẦY SÂU MỌT...





Dân tù và Quan tù

Bùi Tín


Ảnh bên:Nguyên Kha và Phương Uyên ra trước tòa án ở Long An. Án của Phương Uyên đổi thành tù treo, còn Nguyên Kha vẫn còn bị tù
 
Mạng Dân Làm Báo ngày 24/1/2014 vừa thuật lại chuyến đi thăm tù nhân Đinh Nguyên Kha của mẹ anh là bà Nguyễn Thị Kim Liên. Bà vừa thực hiện một chuyến đi Hoa Kỳ, gặp gỡ cộng đồng người Việt và các nhà báo quốc tế tại Quận Cam, rồi sang thủ đô Washington, cùng đoàn đại biểu các gia đình tù lương tâm điều trần trước cơ quan Quốc hội Mỹ. Sau hơn mươi ngày vất vả vì đường xa, trở về nhà là bà đi ngay ra trại giam Xuyên Mộc, Bà Rịa, ngày 22/1 /2014 để thăm Kha. Đinh Nhật Uy em của Kha, cũng từng bị tù cùng anh, cùng đi với mẹ.
 
Uy đã thuật lại tỷ mỷ cuộc thăm nuôi rất cảm động này cho một số nhà báo. Các bài viết kể về chuyến thăm con của người mẹ thuật lại niềm vui gia đình người tù được có những giây phút ấm cúng của nghĩa tình ruột thịt khi Tết Giáp Ngọ sắp đến, niềm vui thêm sâu lắng khi người tù được nghe kể về chuyến đi vận động quốc tế ở Hoa Kỳ của mẹ mình.

Nhưng theo lời Uy kể lại thì cuộc gặp đã mang lại nhiều lo âu và bị phủ một không khí buồn thảm. Bà Kim Liên rơi nước mắt thấy cậu con trai yêu quý gầy rộc đi và đen sạm khác hẳn lần thăm trước. Anh run rẩy vì lạnh, không có áo ấm. Anh kể với mẹ và em trai rằng anh nằm trên chiếc chiếu mỏng trài trên nền đất, lạnh không sao chợp mắt. Anh phải ra ngoài ruộng trồng lúa và trồng rau; từ sinh viên anh mất tự do, mất học, thành anh nông dân lam lũ, đói khổ. Anh còn cho biết trại không cho đóng cửa phòng nên gió lạnh thổi vào, nhiều người nhất là người tù lớn tuổi ho suốt đêm. 

Uy kể lại rằng thế là người mẹ nổi nóng vì xót xa thấy con mình bị hành hạ. Bà đưa ngay cho người giám thị có mặt những câu chất vấn gay gắt và những lời dạy bảo thẳng thắn. Bà chất vấn:
  • Sao các ông không cứu xét cho người ta mang áo ấm, chăn ấm vào? Các ông có biết lạnh không?
  • Sao các ông lại không cho đóng cửa khi trời lạnh? Rồi khi mưa bão thì sao, ai chịu thấu được?
  • Các ông thử đặt mình vào cảnh như anh chị em bị giam như thế này thì có chịu được không?
  • Tôi đề nghị các ông phải đề nghị lên cấp trên có chính sách nhân đạo với người bị giam, cho gia đình được mang áo quần ấm và thức ăn thăm nuôi, những ngày thường cũng như những ngày Tết sắp đến.
Bài báo mới trên Dân Làm Báo (25/1) cho biết bà Kim Liên từ một nông dân chân chất sau khi 2 con trai bị bắt giam đã thay đổi hẳn. Bà ham đọc báo, nghe đài, còn xem cả tin tức trên com-pu-tơ, ăn nói lưu loát. Bố của Nguyên Kha và Nhật Uy từ chỗ rất ít nói cũng trở nên linh hoạt khác trước. Khi mới bị bắt Nguyên Kha lỡ mồm nhận tội chỉ vì – theo anh kể lại – họ dọa là không nhận thì họ sẽ bắt giam cả bố và mẹ, làm cho anh kinh hoàng. Thế là anh phát hoảng. Nghe xong bố anh nói: “Mày đừng có sợ, họ bắt tao đi tù tao cũng không sợ. Mình sống ngay thẳng mà.” Ông trở nên người hoạt bát mạnh mẽ khác hẳn trước.

Uy kể rằng tay giám thị khi bị mẹ anh chất vấn rất lúng túng. Anh ta đổ lỗi cho cấp trên, mọi sự là “do trên quy định”, do“quyết định của cấp trên”, “chúng tôi sẽ đề nghị lên cấp trên giải quyết”… Anh ta nói: “Trên quy định người tù được phát 2 áo ngắn tay, 2 áo dài tay, 2 quần, 1 chiếc chiếu, thế thôi”. Anh ta hứa sẽ đề nghị lên trên và riêng việc đóng cửa khi trời lạnh thì anh ta sẽ giải quyết.

Qua cuộc sống ở trại giam Xuyên Mộc, Vũng Tàu, có thể thấy phần nào trại giam của Cộng sản, từ những Goulag rùng rợn của Liên Xô cũ đến những trại lao cải của Trung cộng, cho đến trại giam ở Việt Nam tàn bạo ác độc ra sao đối với tù nhân là dân thường, trong đó các tù nhân vốn là chiến sỹ đòi dân chủ và nhân quyền cho toàn dân còn bị bạc đãi đặc biệt.

Để dễ bề so sánh rất nên xem lại những bài báo nói lên cảnh trong tù của những quan to Cộng sán khi sa cơ do phạm tội.

Bộ trưởng năng lượng Vũ Ngọc Hải bị tòa án Hà Nội tuyên án 3 năm tù giam do phạm tội vô trách nhiệm làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, nhưng chỉ sau có 1 năm + 3 tuần lễ là được đặc xá. Rồi Trung tướng Bùi Quốc Huy bị tòa án Sài Gòn tuyên án 4 năm tù giam trong vụ đại án Năm Cam, nhưng chỉ ngồi tù chưa đến 2 năm là được đặc xá. Đó là “2 đồng chí tù”, từng là đảng viên CS, là ủy viên Trung ương đảng, là loại tù cao cấp.

Theo luật, mọi người tù đều mất quyền công dân, đều bình đẳng như nhau. Nhưng đó là trên giấy tờ mà thôi. Hãy đọc bài viết của Xuân Ba trên báo Lao Động ngày 22 tháng 6/2008 ghi lại chuyện ở tù do ông Hải thích thú kể lại sau khi được tự do trước thời hạn.

Năm 2006 khi ông Hải vào tù ở trại Thanh Xuân, Hà Nội, chính Thứ trưởng Bộ Công an Lê Minh Hương vào tại trại giam chỉ đạo làm một phòng riêng cho ngài nguyên bộ trưởng. Trại cũng chọn một tù nhân được ở cùng với ông Hải, hẳn là để giảm bớt sự quá riêng biệt, nhưng lại có lợi là ông Hải có kẻ để giúp đỡ, sai bảo. Đi tù như thế còn có mặt hơn là tại ngoại.

Ông Hải kể rằng Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhiều lần vào thăm, có khi đi cùng vợ là bà Cầm, lần nào cũng có quà quý, 2 hay 3 chai rượu sâm banh loại đặc biệt. Thủ tướng Kiệt còn gắn huy hiệu kỷ niệm đường dây Bắc - Nam cho ông. Phó Thủ tướng Phan Văn Khải cũng vào thăm và mở chai rượu quý chia vui cùng với ông trại trưởng. Ông Hải còn khoe rằng riêng cấp bộ trưởng và thứ trưởng số vào thăm ông là 28 người, chưa kể cán bộ cấp thấp hơn.

Chuyện lao động mới hài hước làm sao! Ông Hải bảo vợ mua mấy con gà mái và mấy bịch thức ăn cho gà, ông nuôi gà lấy trứng và thịt gà tự cải thiện và mời bạn bè, được tiếng là “lao động tự cải tạo”, lại không phải làm ruộng, nuôi lợn, trồng rau.

Tù cấp cao, tù quý phái, tù cao cấp có khác. Chưa hết, ông Hải được đặc cách không phải tập họp điểm danh, không cần có mặt để nghe Trại trưởng huấn thị, kiểm điểm, vì “chả lẽ bắt tôi ngồi xổm dưới đất để nghe trại trưởng lên lớp", ông Hải kể.

Người nhà ông được vào thăm thoải mái, mang quà vào cũng tha hồ, áo quần chăn màn, tất chân tất tay đủ hết.

Trên đà phấn chấn ông Hải còn kể cho 2 nhà báo Thọ Bình và Bá Kiên của VN Express rằng ông được trại giam Thanh Xuân cho mang vào cả từng thùng bia, và nhiều lần Trưởng trại có khách sai người chạy xuống phòng ông xin bia và cả rượu quý để đãi khách. Ông có riêng một máy truyền hình để theo dõi tin tức và giải trí.

Hãy so sánh cuộc sống trong tù của Đinh Nguyên Kha và Vũ Ngọc Hải. Hai thái cực. Một trời một vực. Anh Nguyên Kha gầy đen thiếu ăn thiếu ngủ, nằm trên chiếu mỏng trải trên nền đất, co ro vì đói lạnh. Ông Hải vào tù như đi nghỉ mát, lao động nuôi gà kiểu công tử bột, lên cân vì không phải lo nghĩ gì, ra tù còn khối tiền phân tán để tiêu xài suốt đời. Tù 3 năm mà hơn một năm đã ra tù. Ra tù còn kiêu ngạo, tự mãn và hãnh diện. Một chế độ mất dạy không cải tạo nổi kẻ xấu.

Có cả một Cục quản lý trại giam nặng nề của Bộ Công an chịu trách nhiệm các trại giam trong cả nước, mà để cho tình hình bê bối, tùy tiện đến vậy, để cho hàng chục vạn tù nhân sống khổ sở lầm than kêu trời không thấu. Chính vì thế khi từ biệt con trai bà Kim Liên rớt nước mắt an ủi con: “Mẹ càng thấy phải làm mọi cách để sớm cứu con ra khỏi nơi này”.

So sánh 2 cảnh tù để cho bà con cả nước ta và toàn thế giới thấy rõ nền tư pháp VN chậm tiến, tệ hại đến mức nào. Họ phân biệt đối xử, kỳ thị độc ác với bà con dân oan, với các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền bao nhiêu thì họ càng bênh che, dấu tội, xử nhẹ, khoan dung, lại còn ưu đãi những bầy sâu mọt ngay khi chúng đã bị kết án để“hối cải ăn năn trong thời gian bị mất tự do”, nhưng thực tế là như vậy đó. Có 2 cán cân xét xử, cũng có 2 loại tù: dân tù và quan tù, tù cực khổ và tù cực sướng.

Đây mới chính là nơi cần đột phá, cần thay đổi cơ chế, đổi mới quan điểm, chính sách để có một nền tư pháp chỉ dựa trên luật, không bị chi phối bởi độc quyền đảng trị, công bằng, bình đẳng cho mọi công dân.

Copied from Que Choa

CÁN BỘ CAO CẤP...





Trọn bộ 5 biệt thự, căn hộ cao cấp của nhà Dương Chí Dũng

từ Quan Làm Báo


Người Đưa Tin - Sau khi Dương Chí Dũng bị bắt, em trai Dương Tự Trọng bị bắt theo, toàn bộ việc làm ăn phi pháp của vị quan đầu ngành ngành Hàng hải dần được phơi ra ánh sáng.


Bên cạnh vụ tham ô hàng triệu đô la cùng các phi vụ hối lộ, làm ăn phi pháp, dư luận cũng được chứng kiến cuộc sống sung túc, giàu có của gia đình danh giá bậc nhất Hải Phòng này.

Lần lượt 6 ngôi biệt thự, căn hộ hạng sang bị đưa vào tầm ngắm của dư luận, bao gồm biệt thự của Dương Tự Trọng sống cùng bố mẹ tại Hải Phòng; căn nhà 3 tầng lầu trong con ngõ rộng rãi trên phố Nguyên Hồng (Hà Nội) của vợ chồng Dương Chí Dũng; 2 căn hộ hạng sang của bồ nhí Dương Chí Dũng tại tòa nhà có vị trí đẹp nhất nhì Hà Nội Pacific và căn nhà cao tầng rộng rãi của bạn gái Dương Tự Trọng cũng tọa lạc trên một con ngõ “siêu Vip” của quận Cầu Giấy.

Trước khi bị phát hiện tham ô và phải đứng trước vành móng ngực, hàng xóm nhà Dương Chí Dũng hầu như không biết ông làm gì cụ thể, chỉ biết là một quan to.

Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), nguyên cục trưởng cục Hàng hải Việt Nam. Còn Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc Công an Tp.Hải Phòng. Với những chức vụ “to” như vậy, cũng không có gì khó hiểu khi gia đình Dương Chí Dũng chỉ… chọn biệt thự, nhà lầu hoặc căn hộ hạng sang cao cấp để sống.

Dưới đây là trọn bộ khối biệt thự, căn hộ hoành tráng của gia đình, anh em nhà Dương Chí Dũng:

Nhà Dương Chí Dũng trên đường Nguyên Hồng, Hà Nội





Nhà vợ chồng Dương Chí Dũng sống cùng các con gái nằm ở một con ngõ lớn, rộng rãi, yên tĩnh trên phố Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Căn nhà được thiết kế trang nhã, tinh tế với màu vàng nhạt dễ chịu và khá là rộng rãi nhìn từ bên ngoài.

Nhà riêng của Dương Tự Trọng tại Hải Phòng

Nhà riêng của Dương Tự Trọng nằm tại khu Phú Hải, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Tp.Hải Phòng.là một căn biệt thự khang trang và khá lớn, rộng rãi, với cánh cổng sắt có hoa văn trang trí đẹp mắt.



Ngoài cổng có tấm biển đề rõ tên bố mẹ Dương Tự Trong dưới số nhà 42: Ông Dương Khắc Thụ, bà Trần Thị Hương.

Nhà của bồ nhí Dương Chí Dũng – 2 căn hộ cao cấp

Dương Chí Dũng đã sử dụng một phần số tiền tham ô để mua tặng cho bồ nhí, vốn là một tiếp viên nhà hàng, tên Ph.T.T 2 căn hộ chung cư: một căn tại tầng 29 tháp B tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Mỗi căn hộ này có giá từ 4-6 tỷ đồng.



Sau này, vì là tiền tham ô nên đến khi Dương Chí Dũng bị bắt, hai căn hộ này cũng bị kê biên.

Nhà bạn gái Dương Tự Trọng

Từ năm 2002, ông Trọng có quen biết với chị Hoàng Kim N. khi chị này đang là sinh viên Trường ĐH Hàng hải Hải Phòng. Hai bên đã có một quá trình đi lại với nhau và nảy sinh tình cảm. Sau khi chị Hoàng Kim N. về Hà Nội làm ăn, trú tại quận Cầu Giấy thì chị N. có thai, rồi sinh hạ 2 người con.


Để phục vụ mục đích làm giấy khai sinh cho con người phụ nữ này, vào tháng 4/2012 ông Trọng đã chỉ đạo cấp dưới làm cho mình 2 CMND mà không báo cáo lãnh đạo Công an TP Hải Phòng. Sau khi hoàn thiện hai CMND này, ông Trọng đã đưa cho chị N. để làm khai sinh cho hai người con của chị.

Nhà của chị N tại Cầu Giấy là một căn nhà nguy nga bề thế, cửa đóng then cài kỹ lưỡng. Một số người dân cho biết chị N sống khá khép kín, ít quan hệ giao tiếp với hàng xóm thân gần.