Thursday, August 22, 2013

ÔNG TÔI ĐÃ CHẾT, SAO NÓ KHÔNG CHỊU CHẾT?









Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết!

Tháng 8 21, 2013
Khuất Đẩu
Truyện ngắn
Ông tôi đã chết!
Chết ở tuổi 99 nên sự tiếc thương được mọi người dành cho ông chỉ là: Uổng quá há, còn năm nữa thôi, sao không ráng sống cho đủ trăm? Làm như thể “đủ trăm” thì ông mọc được cánh mà bay lên giời! Dĩ nhiên, vì chưa đủ trăm nên đến tận cuối đời, ông vẫn cứ phải nằm trên chiếc giường mà dù có thay chăn chiếu từng ngày, thì cái mùi của người già, một cái mùi ngai ngái, khăm khẳm vẫn khiến cho những cái mũi trẻ trung của khách đến thăm phải khó chịu. Họ kính cẩn (hay giả vờ kính cẩn) đặt quà lên bàn, run rẩy đưa cả hai bàn tay úm lấy tay ông. Bàn tay ông thì xương xẩu lạnh lẽo. Bàn tay họ thì mum múp ấm áp. Chưa khi nào mà sự tương phản của tuổi trẻ và tuổi già lại rõ rệt đến thế.
Ông chết ngày 15 tháng 8. Lại tiếc!
Phải chi ráng thêm 4 ngày nữa thì trọn vẹn làm sao, vì đó là ngày cách mạng thành công! Một ngày mà ông sung sướng, hãnh diện, luôn nhắc tới, luôn nhớ tới. Ông thường nói, mẹ cha chỉ sinh ra mỗi cái xác, chính cách mạng mới sinh ra ông cái phần hồn. Không có cái ngày ấy thì ông cũng u mê tăm tối như bao thế hệ trước mà thôi.
Ngày ấy ông 26 tuổi. Từ một anh chân quê, quanh năm bận bịu với cái cày cây cuốc, ỗng bỗng dưng được mặc đồ đại cán, đi dép cho dù là dép râu, đội mũ nan bọc vải, mang xách cốt bằng da bò và cứ thế đi xuống xã chạy lên huyện vun vút như con thoi. Có trời mới biết được ông làm đến chức gì. Ngay như bà tôi, là người có một thời tâm phúc ruột rà với ông, mà cũng chỉ biết ông có mỗi một việc là hết đi lại về. Chuyện nhà cửa ruộng vườn, chuyện con cái ốm đau, chuyện tết nhứt giỗ chạp… ông mặc nhiên trút cái gánh hết sức nặng nề đó lên đôi vai mỏng mảnh của bà. Công tác, lúc nào cũng công tác, bà nói. Mà có đưa về được đồng xu cắc bạc nào đâu. Toàn là lấy của nhà. Nhưng nhà đâu có của nả gì. Cũng chỉ toàn là mồ hôi, nước mắt của vợ con thôi. Hỏi thì bảo cấm hỏi, làm cách mạng là phải hy sinh. Đến xương máu còn chưa tiếc, huống hồ là bạc tiền.
Vậy đó, bà nói, ông mày làm cách mạng như thể được mời đi ăn cỗ. Chỉ có mỗi một việc là bỏ dép, phủi chân cho sạch bụi lên ngồi xếp bằng trên phản. Trước mặt là cỗ bàn ê hề. Hết chả lụa đến chả giò. Hết tim cật xào lăn đến canh cá ám. Hết bún Song Thần đến bún Bồng Sơn. Mời mọc nhau, mà thực ra là rình rập nhau, lựa riêng miếng nạc cho mình mà đẩy miếng xương cho kẻ khác. Thi nhau nói, thi nhau cười, vẫn không quên thi nhau gắp, thi nhau múc, thi nhau chan, thi nhau húp, thi nhau lua… xì xoạp đến hả hê. No nê xong lại bày ra bài bạc, đàn hát. Trong khi đám đàn bà con gái dưới bếp thức dậy từ khuya, hết mổ gà lại cắt tiết vịt, hết chiên lại xào, hết đưa những cái tô đầy ụ lên lại đem những cái đĩa nhẵn bóng xuống, hết rượu đến trà, để rồi khi cỗ tàn thì chỉ còn lại trong nồi chút nước có váng mỡ, chan húp đại một chén cơm hay đĩa khoai rồi lại phải mướt mồ hôi mà dọn rửa chén bát, kỳ cọ chảo nồi cho đến tận nửa đêm… Ai là dân, ai là quan? Ai sướng, ai khổ? Cháu biết rồi đấy, không cần phải nói!
Thưa rằng, sở dĩ bà có giọng cay đắng phản cách mạng như thế là vì sau 9 năm, tức hơn 3000 ngày đi đi về về không một chút nào ngơi, ông tôi bỏ bà ở lại trong tay giặc để đi tập kết! Đi một mình thì nói làm chi, đằng này lại được Đảng ưu ái cho đem hai bác tôi theo, một người lúc đó lên 10, một người lên 8. Còn ông thì cũng không quên ưu ái tặng thêm cho vợ một cái bụng bầu, để rồi sau đó phải gạt nước mắt mà sinh con trong tù.
Cứ tưởng ông và các con đi 14 tháng lại về, không ngờ đến những hơn 20 năm. Đó là quãng đời dài cơ cực nhất của bà. Vì là vợ của cán bộ nên bà bị chính quyền mới hành tới hành lui, kêu lên kêu xuống hạch hỏi đủ điều. Cái ô nhục của một người đàn bà có chồng cán bộ không kể sao cho xiết. Bọn nghĩa quân, bọn dân vệ đứa nào cũng tự cho mình có cái quyền được chọc ghẹo, gạ gẫm, sờ mó, tán tỉnh bất kể là ngày hay đêm. Có đứa đáng tuổi em út cũng lên giọng cớt nhả: bỏ quách thằng cán bộ già đó đi, về với anh, em Hai ơi!
Ruộng đồng bị bom đạn hai bên thi nhau cày xới, bà phải bồng con lên chui rúc ở chợ súc vật Bình Định. Mùi phân heo gà, mùi nước đái trâu bò nồng nặc trong suốt hai chục năm, khiến cho cái đầu của  cha mày trở nên khai ngấy, tối đen, học mãi cũng không đậu nổi cái tú tài, đành phải đi trung sĩ, bà nói một cách chán nản.
Đến tuổi lính thì phải đi thôi, không đi mà yên thân với nó à? Nhưng ông mày lại nổi xung lên, cho đó là nỗi nhục! Ở Bắc về, cha tôi kể thêm, câu đầu tiên ông mày hỏi bà là, sao không đưa nó lên núi theo cách mạng?
Nghe hỏi thế, bà hứ một cái cốc, theo làm gì, theo chi ba cái thứ mà ai cũng ghét!
Ông gầm lên, bà dám ăn dám nói như vậy hả? Nó theo ai, bà để nó theo giặc à?
Ừ, bà ngẩng đầu lên, cái đầu giờ đã lốm đốm bạc, thách thức, thì theo giặc đó, sao ha? Còn thằng Hùng và thằng Cường theo ông thì giờ ở đâu, sao không thấy về?
Ông nói lấp mấp, tụi nó đang công tác.
Công tác gì, bà hỏi dồn, hòa bình thống nhất rồi thì cũng phải về thăm mẹ chứ.
Rồi như linh cảm bởi cái sợi dây thiêng liêng giữa mẹ và con, bà gào lên, con tôi đâu, con tôi đâu? Trả lại con cho tôi!
Đến lúc này, ông mày mới rón rén bước lại bên bà, nói nhỏ đủ để bà nghe, hai đứa hy sinh hết rồi!
Hy sinh là sao? Bà khóc nức nở. Ai bắt chúng nó hy sinh? Ông hả? Hay là cái Đảng chết tiệt của ông?
Tôi cấm bà nói thế, ông lại gầm lên.
Cấm mà được à, mất con mà không cho tôi nói sao? Tôi sẽ đi ăn xin, sẽ gối đất nằm sương ra tận cái Trung ương Đảng của ông để đòi lại con.
Để tôi nói cho bà nghe, ông trở nên nhũn nhặn, tụi nó lần lượt hy sinh là hết sức vẻ vang cho gia đình mình đó. Một đứa trên đường Chín Nam Lào, một đứa tại Quy Nhơn trong Tết Mậu Thân, nghe đâu tại kho xăng ông Tề.
Vậy là các con tôi chết cả rồi, bà khóc quều quào, con ơi là con ơi! Con chết bờ chết bụi, chết tức chết tối, chết đói chết khát mà người ta bảo là vẻ vang, vẻ vang cái nỗi gì hả trời! Đi, ngay bây giờ đây tôi đi ra Bắc đòi con, ông có dám đi với tôi không?
Ai cho phép bà làm cái việc phản động đó, ông hốt hoảng, tụi CIA xúi giục à, hay là cái thằng con theo giặc trời đánh của bà? Phải chi không có nó thì bà đã được phong tặng bà mẹ anh hùng rồi.
Ối trời ơi, anh hùng cái nỗi gì! Bà lại gào lên, con chết mà mẹ lại anh hùng! Có người mẹ nào lại khốn nạn như thế?
Cái buổi chiều đoàn viên không có tiếng cười ấy, tưởng chừng sẽ chia cắt hai người mãi mãi, nhưng không hiểu sao họ vẫn cứ sống chung một nhà. Có lẽ ngoài những điều khác biệt như tối và sáng, ông tôi và bà tôi may ra hãy còn có một điểm chung. Đó là, trong suốt 20 năm ở miền Bắc, ông không dối Đảng để lấy vợ khác, còn bà, tuy chẳng tin gì ở ông nhưng cũng không chịu lấy ai.
Sống chung dưới một mái nhà, nhưng bao nhiêu uất hận đã được tuôn ra như một cái đập vỡ, nên bà chẳng hề mở miệng với ông một lần nào nữa. Ngay lúc lâm chung, ông ú ớ muốn giăng dối điều gì, bà cũng lặng câm như chưa từng biết nói. Bà đi chùa gần như mọi ngày. Ở đó bà lầm rầm cầu xin đức Phật giải oan cho các con. Bà cũng khóc mà xin các con tha tội cho mẹ, vì đã sinh ra các con nhưng lại thua một con gà mái, không dám xù lông ra trước con diều để bảo vệ chúng.
Ông thì ngược lại, ngày nào cũng đến câu lạc bộ hưu trí, đọc báoNhân dân, đánh cờ và chê bai lớp cán bộ trẻ, nhất là những kẻ a dua, đầu đội nón cối nhưng bụng thì đầy bơ sữa của Mỹ Ngụy. Cha tôi, dù cố tránh mặt ông, nhưng vẫn bị ông càm ràm bực bội. Ông bảo, trong nhà có mùi của thằng giặc nên ăn không thấy ngon, ngủ không yên giấc!
Ngày 19 tháng Tám, ngày 30 tháng Tư, ngày 19 tháng Năm, ngày 2 tháng Chín và bao nhiêu ngày lễ khác nữa, ông sung sướng tự hào được khoác áo đại cán, có dịp đeo huân chương đầy ngực, hãnh diện được ngồi ở hàng ghế của cán bộ lão thành. Huân chương của ông nhiều đến nỗi, nếu đeo hết phải tràn ra cả sau lưng và chen nhau xuống tận rốn, lúc nào cũng được ông chăm chút lau chùi trịnh trọng.
Ông có thể ngồi kể suốt ngày cho con cháu nghe (mà có đứa nào chịu nghe đâu) lịch sử từng cái một, chiến công gì, thành tích ra sao, được trao ngày tháng nào, và ai trao, có bao nhiêu cái được chính tay Bác ký, bao nhiêu lần được gặp Bác, ôi thôi, cả một trời những chuyện có thật và những chuyện tưởng như có thật.
Đã có lần ông muốn viết hồi ký bằng cách kể lại cho tôi ghi. Ông cũng tập tễnh làm thơ ca ngợi Đảng và Bác. Thơ ông được in trên nội san của tỉnh ủy và đã có lần được ngâm đọc trên đài phát thanh. Như mọi người cộng sản chân chính, ông không hề biết khiêm nhường là gì, cứ đem cái vinh quang trong thời bình ấy ra kể mãi.
Ông cũng không hề xót xa mà ngược lại cảm thấy sung sướng khi ruộng đồng được san lấp để từ đó chạy dài những con đường thẳng tắp, mọc lên những ngân hàng nhà nước, cục thuế, đồn công an to đùng. Ông bảo, như thế mà không tiến bộ à, đúng như Bác nói, giờ to đẹp gấp mười lần xưa.
Vì là người cộng sản, nên ông cũng là một trong những người lạc quan nhất nước. Sợ gì Pôn Pốt, Đặng Tiểu Bình! Ông nói, mặc kệ cái lý thuyết mèo trắng mèo đen ngu xuẩn và cái giấc mộng bá bành đáng ghét của nó, mọi việc đã có Đảng lo. Vậy nên, so với bà lúc nào cũng ưu tư rầu rĩ, ông sống rất hồn nhiên, vô tư. Ông như đứa bé còn nằm trong nôi được Đảng đút từng muổng sữa, thay từng chiếc tã. Chỉ có mỗi một việc là nằm mút tay rồi ngủ, chưa cần biết tới những gì xảy ra ở bên ngoài.
Bà thường chua xót nói, ông mày chỉ biết ghét tao và căm thù thằng cha mày chứ biết yêu ai. Nói vậy là bà có hơi thiếu công bằng với ông. Đâu chỉ có ghét và căm thù không thôi, ông yêu nhiều lắm chớ, yêu XHCN, yêu các nước anh em, nhất là nước Lào anh dũng liền núi liền sông.
Có một phóng sự trên truyền hình khiến ông rất xúc động. Phóng sự kể rằng, có hai đứa bé Lào lạc mất cha mẹ đã được tình nguyện quân ViệtNamđem về nuôi. Đến nay hai đứa bé ấy đã thành người già. May mắn làm sao, cả gia đình nhà họ đã được đoàn tụ.
Chính cái lúc bốn mái đầu đã bạc chụm lại nhau trong ánh hoàng hôn trên sông Mê Kông khiến ông xuýt xoa kêu lên: tình đoàn kết Việt-Lào đẹp quá, vĩ đại quá! Và có lẽ vì quá đẹp, quá vĩ đại nên những mạch máu già nua trong não của ông không chịu nỗi, vỡ ra, khiến ông lịm dần rồi nằm im một chỗ.
Đúng như ông nói, mọi việc đã có Đảng lo. Từ ngày ông bị đột quỵ đến nay đã mười bốn năm. Mười bốn năm ông được Đảng đưa từ viện này đến viện nọ, từ Tây y đến Đông y. Đảng lo cho ông từng viên thuốc, ống kim tiêm (qua bảo hiểm y tế), nhiều lần đút cho ông ăn, lau rửa cho ông khi đái ỉa (qua hộ lý). Giờ ông chết, Đảng cũng lo hòm xiểng, tẩm liệm, lo cáo phó trên truyền thanh truyền hình, lo cả điếu văn… Và nhờ vậy con cháu mới biết được ông đã kinh qua rất nhiều chức vụ.Từ quân sự đến chính trị, từ văn hóa đến cả khoa học, nhiệm vụ nào ông cũng hoàn thành, khó khăn nào ông cũng vượt qua.
Nói chung, một người có đến 70 năm tuổi Đảng như ông, tức là được Đảng dạy dỗ trở thành người yêu nước yêu dân mẫu mực (nhưng không yêu vợ con) thì những chức vụ kia, những huân chương nọ là rất xứng đáng. Chỉ có một điều ai cũng lấy làm ngờ nhưng không dám nói ra, ấy là cái chức Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh X. bỗng dưng như từ trên trời rơi xuống tỏa ánh hào quang rực rỡ suốt một cõi (gần đủ) trăm năm của ông.
Nếu bảo rằng cái tin ông chết không khiến ai bất ngờ là thiếu kính trọng. Mà bảo rằng ai cũng thấy nhẹ người là thiếu nhân ái mà thừa tàn nhẫn. Còn bảo rằng rất đỗi vui mừng là quá hỗn. Tiếc rằng đó là sự thật.
Còn như khi đọc cái truyện thiếu văn hóa này mà có người mơ mộng: ước gì cái Đảng mà ông tôi và nhiều người đã lỡ tin tưởng ngây ngô, cái Đảng đã làm cho triệu người vui nhưng cũng rất, rất nhiều triệu người buồn này, cái Đảng đó cũng già nua, ngờ nghệch đang đột quỵ như ông tôi từ bao nhiêu năm nay, thì cũng nên chết quách cho rồi! Ước như vậy thì cái tựa đề có thể sửa đôi chút mà làm câu kết. Rằng:Đã đến lúc, dù không đúng lúc, Đảng chết.
15/8/2013






CHUYỆN VẶT...






CHUYỆN VẶT NHƯNG... MUỐI MẶT



1. Cái chuyện cục CSGT ra "công văn nội bộ" về việc cấm quay phim chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ đã gây ra hiệu ứng ngược.  "nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật". Minh bạch thì sợ quái gì "đứa" nào? lại nhớ hồi nào có bác gì rất to hỏi trước quốc hội hay sao ấy: Ngoài đường có gì mà ai cũng thích ra đường đứng, ai cũng thích làm CSGT. Cái lạ là, dù rất nhiều thanh kiểm tra, nhưng những vụ CSGT nhận tiền mãi lộ thì toàn do báo chí và dân phát hiện. Và phát hiện chú nào thì chú ấy chịu, các chú còn lại vẫn yên lành. Có đi xe đò hoặc xe tải trên đường mới thấy, cái sự mãi lộ, trấn tiền tài xế nó công khai đến như thế nào, nó trơ ra trước hàng vạn cặp mắt như thế nào, ai cũng biết, chỉ ít người không biết, huhu...





2. Các xã phía Nam của huyện Chư Sê dân sống trên mỏ đá. Chỉ đào xuống 20 cm là gặp đá, miên man đá, dằng dặc đá. Mình đã có chuyến đi viết về... đá ở đây. Với 20cm đất, bây giờ dân chỉ có thể trồng ớt để nó không bị gãy đổ khi lên cao- có cái gì đấy hơi giống với Hà Giang. Vừa rồi có bà kia đào ao, xin phép đàng hoàng, và đào được một hòn đá đẹp. Lại phải nói, dân ở đây hầu như ai cũng chơi đá, cứ thấy màu đẹp, hình cổ quái là sửa sang rồi bày, kể cả các đc... lãnh đạo. Bà này mang đi sơn tút thì bị huyện lập biên bản, phạt 2 triệu và còng viên đá ở trụ sở huyện. Bà này cú, kiện ra tòa. Trong lúc tòa đang xử lý thì huyện chuyển hòn đá cho tỉnh, tỉnh cẩu lên đặt ở cái bệ nguyên là nơi đặt tượng ông anh hùng Núp. Nói thật, 1000 người đi qua thì đều có 1000 linh 5 câu hỏi là can cớ gì mà tương hòn đá lên đấy, khi nó không phải là đá quý hình thì không đẹp. chịu, hỏi ông thầy dùi nào đấy may ra. Hôm nay tòa mới tuyên vụ bà ấy kiện chủ tịch huyện về hòn đá, nhưng hòn đá đã chễm chệ nằm trên cái bệ anh hùng ấy cả năm rồi. Chủ tịch huyện không dự tòa mà ủy quyền cho trưởng phòng Tài Môi, và thấy ông này trả lời mấy câu hỏi của luật sư rất ấm ớ. tất nhiên rồi áo chả qua khỏi đầu, gần như mọi người đã đoán tòa tuyên như thế nào, bởi nếu tuyên bà kia thắng thì lại phải rầm rộ kéo lên thành phố làm lễ động thổ hạ viên đá chở trả về cho bà chủ đá à? Chả ai hiểu cái kiểu làm việc lạ lùng ấy nó ra làm sao cả. Riêng mình, mình ủng hộ bà kia, đã mệt mệt luôn, kiện đến cùng xem sao. câu hay nhất của bà nông dân này nói trước tòa là: nhà lãnh đạo huyện cũng đầy đá sao không thu???


Giới thiệu với các bạn hòn đá đặt ở ở bệ anh hùng, và khi nó đang bị cùm ở trụ sở huyện. Ông trường phòng Tài Môi lý giải đóng rọ sắt nhốt cục đá tức là niêm phong rồi đấy- Người đứng trong ảnh nhỏ là bà nông dân Trần Thị Sắc, chủ của viên đá:







3. Mình là thằng mê bóng đá, có thể thức cả tháng để xem bóng đá quốc tế. Bóng đá quốc nội thì từng tai thì nghe radio anh Đình Khải, Hoài Sơn, mắt thì vtv3... Thế nhưng từ hồi có anh bầu nửa đêm gọi điện thông báo với báo chí đòi... bán đội bóng (như bán củi ấy) vì phản ứng với ban tổ chức thì mình nản. Và linh cảm mọt sự đổ vỡ sẽ đến với bóng đá VN, vì nó phụ thuộc vào sự ngẫu hứng của các ông bầu, chỉ 1 ông bầu, chả bị ai ràng buộc, kể cả khán giả, cổ động viên, nhưng người làm nên bóng đá. Và y như rằng, sau khi Thanh Hóa liên tục dọa BTC vì cho rằng bị ép thì đến lượt SGXT bỏ giải, bỏ ngang xương như kiểu vợ giận chồng bà không ăn cơm (trước đấy làm tô phở cho chắc dạ rồi). Họ làm bóng đá không phải vì nhân dân, vì khán giả, mà vì họ, vì chính sự khoe khoang và tự ái của họ. May, mình biết điều này từ cách đây chục năm, và cả chục năm nay, cái chỗ quen thuộc của mình trên khán đài sân PK đã không có mình (dù vẫn... xem trực tiếp qua TV, hehe).





4. Cái chị Oanh ở bệnh viện Hoài Đức đang kêu cứu vì bị khởi tố bị can. Nghĩ cũng tội cho chị này. Là người đầu tiên ký tên vào đơn tố cáo, nhưng bị lộ ngay ngày đầu tiên gửi đi, (chắc công an cũng sẽ điều tra xem lộ từ khâu nào), nên bị gia đình và chính giám đốc áp lực, phải "tự nguyện" rút đơn tố cáo nhưng vẫn tham gia rất tích cực vào việc thu thập chứng cứ, thậm chí là người có công nhất, vì chỉ chị mới có điều kiện để đặt camera... thế và, khi 3 đồng nghiệp kia nhận giấy khen và 320.000vnđ tiền thưởng thì chị nằm trong diện điều tra, và hôm kia thì chính thức bị khởi tố điều tra. Tình ngay lý gian, chắc khi điều tra họ cũng chú ý tới tình tiết này. Nhưng giá mà, họ nghiên cứu trước, đừng khởi tố chị thì hay hơn. Bởi với một người bình thường như thế, bị khởi tố thì mất ăn mất ngủ là cái chắc. Và nữa, Hà Nội cũng tuyên bố là sẽ bảo vệ người tố cáo... Chị Oanh là người tố cáo đang mất ăn mất ngủ đấy, huhu...



5. 




Trên đây là nụ cười tươi rói của bà hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhung, trường THCS Hà Bình khi tiếp phóng viên và được phóng viên hỏi về vụ có 2 học sinh trong trường bị một cô giáo cũng trong trường đưa đi làm gái mát xa. Cô này cười cợt từ đầu đến cuối và thản nhiên nói: "đến thời điểm này tôi chưa được trao đổi hay nghe thông tin gì, mà chỉ nghe được thông qua công an xã, huyện báo đến nhờ đấu mối cho gặp cô Lê Thị H"... Điều kinh dị là, 2 cháu gái này vì xấu hổ mà đã nghỉ học, nhưng cô hiệu trưởng vẫn không mảy may xúc động, không một động thái bảo vệ hoặc đến nhà các cháu chia sẻ động viên các cháu đi học. Cứ ngồi cười như... đười ươi giữ ống thế mà vẫn làm hiệu trưởng được, tài thật, tiên sư anh...
------



Cập nhật lúc 15h30 chiều 22/8:

Y như rằng, Tòa án nhân dân huyện Chứ Sê đã bác đơn kiện vụ cục đá của bà nông dân Trần Thị Sắc trong sự phẫn nộ của chủ đơn và nhiều người tham dự. Theo quý tòa- và đống quan điểm với huyện- thì việc bà Sắc đào ao lấy nước tưới là phạm luật, và đã phạm luật thì phải tịch thu hòn đá. Quý tòa còn ngang ngược không cho phóng viên, cả hình và ảnh, không được chụp, quay quý tòa, cấm chĩa máy lên phía trên, huhu...

Bà Sắc cho biết, bà sẽ tiếp tục kiện.

Mình thì mình thấy, chính quyền huyện này ăn thua với dân quá. Nhớ hôm nọ mình cũng ngồi nói chuyện với 1 chủ tịch huyện, bảo ông làm gì thì làm, đừng ăn thua với dân. Dân họ có gì đâu, còn mình làm quan, cứ tưởng làm gì cũng được. Cứ nhìn Bạc Hy Lai đấy rồi mà ứng xử hỡi các quan...



(từ blog Văn Công Hùng)







Wednesday, August 21, 2013

ĐÀN KHẢY TAI TRÂU!










CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ
ĐANG TIẾP TAY CHO THAM NHŨNG ?


Ngô Minh



Con người là yếu tố quyết định thành bại của công cuộc phát triển đất nước. Chúng ta đã chứng minh điều đó qua 2 cuộc kháng chiến chống “hai đế quốc to”. “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Câu khắc ghi ở Văn Miếu-Quốc Tử giám đó ai cũng thuộc, cũng nhớ. Nhưng sao nước ta bây giờ lại không thu phục được hiền tài ? Bao nhiêu người nổi tiếng tài giỏi bỗng nhiên trở thành đối địch với Đảng là tại làm sao ? Tất cả lỗi là ở công tác Tổ chức cán bộ. Bước vào thời kỳ hội nhập , đất nước có “sánh vai cùng cường quốc năm châu “ hay không cũng là do BỘ MÁY và CÁN BỘ. Qua gần 30 năm đổi mới, khâu tổ chức cán bộ nước ta đang bộc lộ rất nhiều vấn đề bất cập,bức xúc. Từ giáo dục, đào tạo, tổ chức bộ máy, đến sắp xếp sử dụng cán bộ đều có rất nhiều kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng nảy sinh. Tôi có cảm tưởng dường như bộ máy làm công tác TỔ CHỨC CÁN BỘ ở nước ta là bộ máy của bọn tham nhũng.






1. Hệ thống tổ chức của ta vẫn nặng về tập trung quan liêu bao cấp, thiếu cơ chế để chọn được người hiền tài. Đáng lẽ chúng ta phải tổ chức bầu cử dân chủ trong Đảng hay trong Quốc hội, một chức danh đề cử 3, 4 người, như thế các đại biểu mới chọn được người tài hơn. Đáng tiếc là chúng ta vẫn đang áp dụng chế độ cơ cấu cán bộ theo cám tính và cảm tình riêng, nên không chọn được người tài. Bầu cử chỉ là hình thức, để “hợp lý hóa”. Còn toàn bộ bộ máy đều do ông Trưởng ban tổ chức Trung ương hay Bộ nội vụ chấm từng người và thủ trưởng “duyệt”.Thậm chí có Đảng bộ, có Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện còn cơ cấu đến từng tên người. Bầu cử như thế tạo điều kiện cho bọn bè phái, “lợi ích nhóm”, bọn tham nhũng lợi dụng để đưa người thân , đệ tử của mình vào chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt, để dễ bề thao túng bộ máy, đục khóet của công. Tôi biết ở một tỉnh, tất cả vị trí giám đốc các sở, ban, ngành đều là đồng hương, người thân, thậm chí bồ bịch của ông đứng đầu tỉnh. Ở một tỉnh khác, BCH tỉnh Đảng bộ có 49 người thì có đến gần chục người bà con cùng họ với ông bí thư. Làm sao để có một phương thức bầu cử khoa học và văn minh , chọn được người tài, chống được nạn bè phái, cục bộ ?. Cơ chế nào để Thủ tướng Chính phủ cách chức tỉnh trưởng, tỉnh trưởng cách chức chủ tịch huyện nếu không làm tốt công việc ? Cơ chế bộ máy nước ta hiện nay Thủ tướng không cách chức được tỉnh trưởng vì vướng bên Đảng.






2. Bộ máy từ trung ương đến địa phương của ta hiện nay quá cồng kềnh, trùng lặp, gây lãng phí rất lớn tiền của , làm phát sinh tệ quan liêu, cửa quyền. Chính quyền có cơ quan gì thì Đảng cũng có cơ quan ấy như Ban kinh tế, Ban tổ chức, Ban dân tộc, Ban dân vận.v.v..Tại sao ta không thành lập một ban chung, vừa tiết kiệm vừa tăng hiệu quả ? Rồi Bộ nào cũng có Viện nghiên cứu khoa học, có bộ tới ba bốn viện, tỉnh nào cũng có Ban kinh tế tỉnh ủy. Các viện, ban này không có kết quả nghiên cứu cụ thể nào, chỉ “ăn theo nói leo” theo ý lãnh đạo. Các viện đó rất nhiều giáo sư, tiến sĩ mà không có công trình nào. Đó là điều đau xót cho đất nước. Làm sao biến những “viện”, những “ban” này thành những đơn vị sống bằng chính kết quả nghiên cứu khoa học của mình ?.Hãy đưa họ về với thực tiễn cuộc sống, rồi do các địa phương, doanh nghiệp đặt hàng cho họ nghiên cứu, chứ không sống kiểu tầm gửi, “tầm chương trích cú” như hiện nay. Làm được như vậy, ngân sách nhà nước đỡ ra mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng. Rất nhiều Ban kinh tế tỉnh ủy các tỉnh tồn tại hàng mấy chục năm trời nay, mà chẳng đề xuất được ý tưởng hay phương án gì để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương cả, nên địa phương vẫn nghèo, sống dựa chủ yếu vào trợ cấp của ngân sách Trung ương!


Đảng Cộng sản đề cao dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhưng để thực thi dân chủ, thì tổ chức bộ máy lại không đáp ứng được. Làm sao để chống sự lạm quyền, tham nhũng, cấu kết “liên danh”,”lợi ích nhóm” để rút ruột nhà nước ? Chống việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” trong hệ thống ? Hiện nay ở nước ta cán bộ chính quyền như Thủ tướng, phó thủ tướng, chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh, bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan tư pháp đều là đại biểu Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân tỉnh, tham gia trực tiếp biểu quyết các điều luật mà mình sẽ thực thi sau này… Đó là phi luật pháp. Nhất định các đại biểu đó sẽ đấu tranh bảo vệ những điều luật có lợi cho công việc của ngành mình, tỉnh mình nhất . Như thế không khách quan và rất nguy hại. Rồi các Bộ, ngành lại đứng ra soạn thảo và trình Quốc hội các bộ luật về ngành mình như điện, xây dựng, giao thông vận tải, thuế.v.v..trong đó có nhiều điều luật có lợi cho ngành mình, thế là họ cầm đăng chuôi, dân cầm lưỡi dao. Như thế có nên không ?. Đó là những việc chưa ổn của hệ thống tổ chức cán bộ của Nhà nước của ta hiện nay.





3. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã thẳng thắn nêu lên việc “chạy chức”, “chạy quyền”, “ chạy chỗ”,“ chạy tội”…Đây là vấn đề có thực, rất nhức nhối. Có vị bí thư tỉnh ủy chuyên đi săn thú rừng hoang dã, bắn cả vào trâu của dân bản, rồi tham nhũng bị các lão thành cách mạng viết hàng ký đơn tố cáo gửi lên Trung ương, báo chí phản ánh rầm rầm, thế mà đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, ông bí thư trúng cử BCH với số phiếu thấp nhất, nhưng không hiểu sao lại được Trung ương “cơ cấu” lăm lại bí thư tỉnh ủy. Ví dụ có thời ông Tiến Dũng đã trúng thường vụ Ban cán sự Đảng Bộ GTVT, mặc dù trong thời gian đó anh ta vẫn liên tục tham gia cá độ bóng đá hàng triệu USD, nếu không bị phát hiện, Tiến Dũng sẽ trở thành thứ trưởng Bộ GTVT “hét ra lửa, ra tiền” và còn “tiến xa”hơn nữa”?. Báo chí cho hay Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng bộ GTVT đã “chạy” để có tên trong danh sách dự kiến vào BCH Trung ương Đảng khóa 9, may mà phát hiện gạt ra, nếu không tình hình sẽ ra sao ? Có hàng chục ví dụ về việc “chạy” như thế. Bộ máy tổ chức cán bộ khắp các ngành đang đua nhau ăn tiền hối hộ để TUYỂN NGƯỜI VÀO BIÊN CHẾ NHÀ NƯỚC. Có 300 triệu sẽ vào ngân hàng, có 200 triệu vào được ngành y, có 150 triệu sẽ vào được ngành giáo dục.v.v..Tất cả những “luật rừng” đó nhân dân ai cũng biết để chạy cho con em mình, còn ngành cán bộ thì luôn luôn nói :” Không có chứng cớ làm sao mà kỷ luật được”. Thậm chí vào trường mầm non cũng phải mất 20 triệu. Người viết bài này có đứa cháu gái, tốt nghiệp Đaị học nông lâm, chạy vào làm công chức của Sở tài nguyên môi trường một tỉnh cách đây 4 năm, họ đòi 120 triệu. Bố cháu phát chạy đủ 120 triệu, đưa thành hai đợt. Họ nhận tiền ngay trước mặt tôi .


Một vấn đề bức xúc trong dư luận các địa phương lâu nay là rất nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh (bí thư, chủ tịch) tiêu cực, yếu kém, bị nhân dân phản đối, đơn thư tố cáo gửi khắp nơi,lại “chạy” được ra các bộ ,ngành Trung ương. Xin kể vài ví dụ: Một vị bí thư tỉnh ủy một tỉnh, yêu đương lăng nhăng , nổi tiếng cục bộ , thời kỳ làm bí thư tỉnh ủy, ông đã đưa cô bồ xinh đẹp, múp máp của ông từ một giáo viên cấp 3 trường huyện thành giám đốc Sở GDĐT tỉnh. Cán bộ nhân dân phản đối, làm tờ rơi tố cáo đích danh trải đầy đường. Thế mà không hiểu tại sao ông lại được Tổ chức TW điều ra Hă Nội bổ nhiệm chức vụ quan trọng hơn. Lại có ông bí thư tỉnh khác, khi đang làm chủ tịch tỉnh, biết mình được Trung ương cơ cấu làm bí thư tỉnh ủy, thế là bao nhiêu dự án xây dựng được ghi trong kế hoạch 5 năm tới, ông đều tổ chức ký hết để lấy “% lại quả”. Ông bị cán bộ đảng viên phản đối , đến nỗi được cơ cấu làm chủ tịch HĐND trong nhiệm kỳ mới, nhưng bầu cử lại không trúng đại biểu HĐND. Thế mà ông lại được Trung ương điều đi làm “ Đặc phái viên của Trung ương Đảng “ tại một khu vực. Gần đây ông bí thư tỉnh ủy Phú Yên bị kỷ luật, nhưng lại được Trung ương điều lên làm đại diện Trung ương Đảng tại Tây Nguyên. Mất uy tín như thế làm sao nói dân nghe ?. Mất uy tín như thế sao Đảng lại trọng dụng đến vậy ? Hay là do ông Giám đốc Tổ chức cán bộ “cơ cấu” ? Vừa qua có chuyện ông Hồ Xuân Mãn , nguyên Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên Huế bị cán bộ và hưu trí ở chính quê của ông tố cáo ông khai nam thành tích kháng chiến để nhận danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang. Sự việc đã rõ như ban ngày, ban kiểm tra Trung ương Đảng cũng đã về nhiều lần để “kiểm tra, kết luận”, nhưng vẫn không công bố kết luận nào, làm cho nhân dân bức xúc, không hiểu Đảng sẽ làm gì với vụ ông Mãn ?


Theo chúng tôi, uy tín của Đảng thể hiện ở chỗ kiên quyết với tiêu cực, kiên quyết với những cán bộ phẩm chất kém, mất uy tín, chứ không phải hễ cán bộ “có vấn đề ở tỉnh” thì điều lên trên. Như thế “trung ương sẽ trở thành cái túi đựng cán bộ yếu kém hay sao” ? ! Không ai hiểu “quan” bằng dân. Muốn kiểm tra tư cách của “quan” phải hỏi dân, chứ không thể chỉ về hỏi “quan” địa phương được. Tại sao ta lại không nghe dân ? Quan điểm làm tổ chức như vậy là bảo vệ cán bộ xấu, cán bộ kém. Chỉ có bọn xấu ,bọn kém mới bảo vệ nhau như thế. Theo chúng tôi, những cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tiêu cực, yếu kém hoặc bị kỷ luật, nếu gần tuổi hưu thì cho về hưu, nếu chưa đến tuổi hưu thì để họ làm những việc tại địa phương đúng với khả năng và đạo đức phẩm chất của họ, không thể điều về Trung ương làm lãnh đạo ban ngành cấp bộ để lại về địa phương “chỉ đạo” được !


Những chuyện như vậy để thành chuyện đàm tiếu trong nhân dân , rất có hại cho uy tín , làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng cầm quyền.





4. Thường thường, khi bổ nhiệm một Bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch huyện, giám đốc sở, giám đốc một doanh nghiệp nhà nước, cơ quan tổ chức của đảng đều đặt ra 2 chỉ tiêu tiên quyết : (1).Phải là Đảng viên cộng sản; (2) Phải học trường chính trị trung cao cấp ra. Chứ chưa đặt nặng tri thức văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế chuyên môn lên hàng đầụ. Người ngoài đảng dù tài giỏi đến mấy cũng không thể phát huy tài năng vì không được bổ nhiệm . Học trường Đảng ra có thể làm việc gì cũng được (?!), từ làm bí thư, chủ tịch, giám đốc công ty điện tử, công ty du lịch, công nghệ thông tin.v.v… Những cán bộ này vì không có chuyên môn, nên khi làm lãnh đạo phải kết bè, kết cánh với những cán bộ “đất trống đồi trọc” như mình làm đệ tử, thế là bao nhiêu người chuyên môn giỏi bị hạ bệ ra rìa, tạo điều kiện cho bọn cơ hội ” leo cao, chui sâu” để kiếm chác, đục khóet ! Cách bổ nhiệm cán bộ như thế đang cản trở rất lớn sự đổi mới, tăng trưởng của đất nước .


Trở lên là một số ý kiến tâm huyết chúng tôi muốn thẳng thắn bày tỏ với những người có trách nhiệm trong bộ máy tổ chức cán bộ của Đảng, vì vận mệnh và tương lai dân tộc. Mong mỏi hệ thống tổ chức cân bộ của ta đổi mới toàn diện, mạnh mẽ, cùng toàn dân ngăn chặn tệ nạn tiêu cực tham nhũng đang trở thành quốc nạn, đang đưa đất nước đến bên bờ vực của sự đổ vỡ.




ĐÀN ÁP HƠN THỰC DÂN PHÁP!


Đảng của những người bỏ Đảng

Huỳnh Ngọc Chênh 

Đảng bịnh nặng lắm rồi. Hai vị đứng đầu của đảng là bác Tư Sang và bác Trọng Lú đã công khai công nhận điều đói. Nhiều bịnh lắm nhưng bịnh có tính quyết định cho sự sống còn của đảng là bịnh tham nhũng.



Qua đó thấy rằng bác Trọng rất rất trong sạch. Bác Tư cũng được xem là trong sạch. Hai bác đều trong sạch nên rất mạnh khỏe. Mạnh khỏe nên chưa nhóm bịnh dù đang sống trong một môi trường rất bịnh. Do vậy không còn ai xứng đáng hơn hai bác ấy trong việc đứng lên phất cao ngọn cờ chống bịnh, đặc biệt là bịnh tham, là căn bịnh trầm kha đang đến hồi phát tác khủng khiếp.

Ông Lê Hiếu Đằng trong lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ
Hai bác ấy rất có tâm, có lòng với đảng, rất nhiệt tình lo chữa trị cho đảng nhưng khổ nỗi hai bác ấy lại dùng các phương thuốc quá cũ để chữa trị. Cái bịnh tham bây giờ nó biện chứng phát triển đến mức siêu việt theo sự phát triển của thời đại rồi. Mỗi lần nó ăn là ăn đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ. Và cách ăn của nó cũng rất ...công khai minh bạch. Ăn qua chính sách, ăn qua cách ra nghị định và thông tư, ăn qua dự án, ăn qua nhóm lợi ích, ăn qua các công ty sân sau, ăn qua các ngân hang, ăn qua đấu thầu công khai…nghĩa là có muôn trùng cách ăn và ăn rất dễ dàng là nhờ vào chính cơ chế vận hành để sinh tồn của đảng.

Vậy mà hai bác trong sạch lại dung liều thuốc phê và tự phê, là cái bài thuốc của ông lang Mao du nhập vào VN cách đây hơn nửa thế kỷ chỉ dùng để bôi ngoài da cho các vết lở gây ra bởi bệnh tham lúc còn sơ khai cho đỡ ngứa tạm thời chứ không dứt được căn nguyên. Ngay với cái bệnh tham thời sơ khai chỉ ăn vài cân thóc, vài lạng thịt, vài tờ tem phiếu thì liều thuốc ấy cũng không chữa dứt được, huống chi là chữa cái bịnh tham đã tiến hóa lên đến mức siêu việt như ngày nay cùng những biến chứng tinh vi của nó.

Để chữa bịnh tham, thế giới đã có bài thuốc mà hầu hết quốc gia tiên tiến đang sử dụng rất hiệu nghiệm. Một nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, một xã hội dân sự, một nền kinh tế thị trường minh bạch là thang thuốc cực tốt để đẩy lùi bịnh tham.

Thật ra bác Lê Hiếu Đằng không phải là một thang thuốc, nhưng những bước đi của bác đang cùng mọi người góp phần đấu tranh cho sự hình thành một thang thuốc hiện đại để chữa bịnh cho cả quốc gia.

Từ lâu, nhiều đảng viên đã nhìn thấy căn bịnh của đảng đang phát tác và lây lan khắp nơi nên tự cứu mình bằng cách bỏ đảng chạy ra ngoài. Số lượng đảng viên bỏ đảng chưa có thống kê chính thức, nhưng tính từ năm 75  nghe đồn cứ lai rai gộp lai đến bây giờ cũng ra một con số không nhỏ. Hiện nay theo như bác Đằng nói thì có khá nhiều người đang muốn ra và dường như họ muốn rũ rê nhau cùng công khai tuyên bố ra một lúc vào một ngày đẹp trời nào đó.

Hai ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải là hai đảng viên bỏ đảng rất sớm
 Ra rồi thì có thể cứu được bản thân mình. Nhưng còn đảng và dân chúng thì sao. Căn bịnh của đảng không chỉ lây lan trong đảng mà còn di căn ra ngoài xã hội. Xã hội hiện nay cũng bịnh quá rồi. Đâm, chém, cướp, hiếp, lừa đảo, mại dâm, ma túy... tràn lan khắp nơi. Các bác ra khỏi đảng nhưng còn thấy mình có trách nhiệm với đảng và quan trọng là với xã hội và đất nước. Phải chăng vì vậy mà các bác ấy muốn làm cái gì đó để cứu đảng, cứu nước, cứu dân? 

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những năm cuối cùng của chế độ cộng sản Xô Viết, một nhà văn nào đó của Liên Xô dấy lên chuyện lập đảng cho những người không đảng. Tôi không còn nhớ rõ, đại khái ông nói rằng đất nước Xô Viết với hơn 400 triệu dân mà chỉ có một đảng dành riêng cho 20 triệu đảng viên vì vậy nên có một đảng dành cho những người không đảng còn lại để nhằm vào mục tiêu cứu nước Liên Xô vĩ đại. Nhưng đảng ấy chưa kịp lập ra thì chế độ Xô Viết đã ngã ra đột tử vì bịnh đã quá nặng, hết phương cứu chữa.

Bây giờ thì bác Đằng và bác Nhuận hô hào lập đảng từ những người bỏ đảng. Khi chuyện nầy nổ ra đã tạo nên những phản ứng đa chiều trong dư luận.

Ủng hộ, công kích, nghi ngờ…thôi thì đủ kiểu suy diễn. Có vài chiều ý kiến từ chính những người đã bỏ đảng hoặc chuẩn bị bỏ đảng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo một luồng ý kiến thì thời cơ chưa chín mùi để ra đời một cái đảng như vậy (nhưng không biết khi nào thì chin mùi?). Một luồng ý kiến khác thì cho rằng liệu pháp của hai bác Đằng- Nhuận là quá sốc đối với một cơ thể đã quá già nua và đang bịnh nặng. Gộp từ hai luồng ý kiến đó đã phát sinh ra một luồng ý kiến nữa là nên chăng đưa ra một liệu pháp ít sốc hơn là thay vì lập đảng thì lập một phong trào rộng rãi gì đó để vận động nhiều người tham gia để cùng nhau cứu nước, cứu dân.

Theo Hiến Pháp thì mọi công dân đều có quyền tự do lập đảng, lập hội, lập nhóm. Tuy nhiên từ sau năm 75 đến nay chỉ thấy hai đảng chính trị hợp pháp là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội bị giải tán chứ chưa thấy một tổ chức chính trị nào có đường lối độc lập với đường lối của đảng CSVN được ra đời hợp pháp. Nhiều tổ chức nhen nhóm ra đời đã nhanh chóng bị dập tắt. Từ đảng Dân Chủ phục hoạt của cụ Hoàng Minh Chính đến nhóm 8406... thậm chí đến một câu lạc bộ ngành nghề như câu lạc bộ Báo chí Tự do cũng không thể nào được phép hoạt động và những người khởi xướng là Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn đều đang bị nằm tù như mọi người đã biết.

Từ đó dư luận không tin rằng tổ chức chính trị mà hai bác Đằng- Nhuận hô hào khởi xướng sẽ ra đời được.

Tuy nhiên cũng có một luồng dư luận nhỏ hơn cho rằng, tình hình đang càng ngày càng thuận lợi, có vài tín hiệu cho thấy đã đến lúc phải tỏ ra cởi mở và thay đổi. Miến Điện đã làm được và không gây ra xáo trộn gì, sự xuất hiện của phe đối lập không những không làm cho phe cầm quyền ngã lăn ra đột tử mà còn làm cho họ tăng thêm uy tín trong dân và dưới mắt bạn bè thế giới. Miến Điện làm được thì lý gì Việt Nam anh hùng tài giõi hơn lại không làm được.

Nhưng dù cho đảng của những người bỏ đảng ấy không lập ra được vì lý do nào đó thì tiếng hô hào của họ cũng giúp đánh tan được phần nào nỗi sợ hãi đang bao trùm, cũng là góp tiếp những bước đi cho sự hình thành xã hội dân sự.




4 Bà Vợ








4 Bà Vợ


Tôi thường diễu cợt là người đàn ông nên có 4 bà vợ: bà số 1 lo quán xuyến nhà cửa và chăm sóc chồng con tận tinh; bà số 2 là một người bạn thân thiết hiểu chồng để chia sẻ mọi tâm sự ; bà số 3 là một hoa khôi đễ tạo sĩ diện khi sánh bước giao tiếp với xã hội bạn bè; và bà số 4 là một con cọp trên giường để thoả mãn các thú vui trần tục. Điều quan trọng nhất để người chồng giữ vững hạnh phúc là 4 bà không quen hay biết gì về các bà kia.




Tôi không có 4 bà vợ; nhưng có 2 bà giúp việc lo chuyện nhà cửa bếp núc; có Góc Nhìn Alan và tâm sự của BCA để mua vui cho ngày tháng; có mấy đứa con trai vô cùng thông minh để hãnh diện; và có 1 con mèo nhỏ đáng yêu hay ngái ngủ trong tay tôi mỗi tối để cùng tìm hơi ấm. Hạnh phúc là đó. Tôi không hiểu tại sao Hồi Giáo lại chơi độc cho phép đàn ông lấy đến 4 bà vợ? 4 lần rắc rối và nhức đầu sẽ giết bất cứ đàn ông nào, dù là Bin Laden.


Một anh bạn lại thích triết lý, nghiêm túc hơn nên gởi cho tôi chuyện 4 bà vợ của anh. Hãy nghe anh kể:

Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ.


Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền.


Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè.


Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.


Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

Một ngày, ông ngã bệnh, sắp từ giã cõi trần.


Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.


“Không đâu” – Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.


Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.


Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.


Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”.


Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông. Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.


Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”. Chỉ có duy nhất người vợ cả, người thường bị ta bỏ mặc, lãng quên khi sống… là kiên quyết đi theo, yêu thương ta cả cuộc đời




Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ.

Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.






Hãy nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên nó.

(từ gocnhin Alan blog)





Monday, August 19, 2013

NHỮNG CỰC PHẨM NHÂN GIAN!









LÔN RA MÁU

 

Chị Tiến ơi, có cố tình đùa cũng không nghĩ ra: 
Bé gái 7 tháng tuổi bị "phù nề bao quy đầu" 
Ông lão 73 tuổi có "thai 16 tuần"





Nôn ra máu

Có anh nông dân hút nhiều thuốc lào viêm phổi. Một bữa nặng quá ho ra máu. Người nhà thấy thế đưa đến trạm xá.
... Đến nơi ông bác sĩ trực bảo: - Nó nàm thao ? (nó làm sao ?)
- Dạ ... nôn ra máu bác sĩ ạ.
Thế là ông hý hoáy ghi vào sổ khám bệnh: 
..."Lôn ra máu..."
Rồi ông nói ráo hoảnh: -Đưa ngay lên Huyện, trường hợp lày lặng lắm.
Đến huyện bác sĩ trực nhìn qua sổ y bạ càu nhàu: 
- Mẹ, ngu quá, có dấu huyền cũng không đánh vào, "lôn" là cái khỉ gì mà lại ra máu?
Rồi quát:- Đưa người nhà lên Tỉnh ngay ( sau khi ông cẩn thận thêm vào một dấu huyền to đùng.)
Đến tỉnh, bác sĩ trực chửi tục : 
- Cái bọn thất học, dùng từ bố láo, học mãi mà không biết gọi một từ "âm hộ" cho đàng hoàng.
Rồi quát : - Y tá đâu, sắp đẻ rồi, người này đang bị băng huyết này...
Xe băng ca chạy rầm rầm quýnh quáng, không ai nhìn bệnh nhân, cô y tá đẩy xe vào phòng cấp cứu thò tay khám giữa hai chân "sản phụ" rồi hét lên:
- Đẻ ngược rồi, em đã túm được một chân đứa bé... 


 

Bệnh nhân Trương Công Bình, nam giới, 24 tuổi: 
Phương pháp điều trị: Sinh chỉ huy ... 
Lời dặn của thầy thuốc: Uống thuốc theo đơn, cho bé bú mẹ 

 

Cụ ông Nguyễn Văn Tính, 73 tuổi 
Chẩn đoán: Chấn thương cột sống thắt lưng / thai 16 tuần 


 

Cháu Nguyễn Văn A, 07 tháng tuổi, NỮ 
Chẩn đoán: Phù nề bao quy đầu 

Bài trên báo Nông Nghiệp Việt Nam
Lại chuyện bi hài ngành y: Đặt vòng tránh thai vào... ruột! 
Âu Vượng -Thứ Hai, 12/08/2013, 15:6 (GMT+7) 

Câu chuyện bi hài này xảy ra với nạn nhân là Nguyễn Thị Tuyền sinh năm 1986, thường trú tại tổ 12 thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.




Chị Tuyền đang nằm tại Bệnh viện tỉnh Tuyên Quang. 

Chỉ vì nghe người ta nói về việc đặt vòng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chị Tuyền đã tự nguyện đến đặt vòng tại Bệnh viện huyện Na Hang. Chẳng ngờ, sau khi đặt vòng xong, Tuyền về nhà thì thấy huyết chảy nhiều và rất đau đớn. Đến khi không chịu được nữa, người nhà đã phải đưa lại Bệnh viện Na Hang kiểm tra, rồi tức tốc chuyển gấp về bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để phẫu thuật ổ bụng lấy chiếc vòng tránh thai ra. 




Chiếc vòng lấy ra từ ổ bụng chị Tuyền. 


Bố đẻ của nạn nhân là ông Nguyễn Quảng Thái cho hay: "Ngày 4/8/2013, con gái tôi đến bệnh viện huyện Na Hang để đặt vòng tránh thai. Sau khi được nhân viên y tế đặt vòng xong, nó về đến nhà thì kêu đau dữ ở vùng bụng và có hiện tượng chảy máu nhiều. Chồng nó cũng chưa có kinh nghiệm, cứ nghĩ đặt vòng thì phải đau, nên gia sức động viên vợ chịu khó ăn nhiều cho lại sức, nhưng 2 ngày sau vẫn thấy nó kêu đau, mặt mũi nó tái nhợt, tôi đành bảo chúng nó đưa đến viện kiểm tra lại, mới thật hoảng sợ khi bác sĩ bảo là cái vòng đã nằm trong ruột”. 


Anh Hoàng Văn Biên chồng chị Tuyền bức xúc: "...Bệnh viện Na Hang cũng thật vô lý, lúc vợ tôi bị đau đớn tại bệnh viện huyện họ chẳng thèm đoái hoài gì, khi gia đình tôi xin một chuyến xe cứu thương đưa vợ tôi về tuyến tỉnh họ cũng chẳng giúp đỡ, gia đình tôi đành thuê xe ngoài...". 


Đến chiều 12/8, chiếc vòng định mệnh đó đã đưa ra khỏi ổ bụng chị Tuyền, còn Chị thì vẫn đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, do suy kiệt sức khỏe vì mất nhiều máu. 
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam 


Cho phép mang thai hộ nhưng cấm quan hệ trực tiếp 


(ĐVO) - Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã đề nghị cho phép mang thai hộ, tuy nhiên theo ông Dương Đăng Huệ, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự án Luật thì việc mai thai hộ phải có sự can thiệp của y tế, cấy ghép noãn và tinh trùng vào tử cung người mang thai hộ, chứ người chồng không được phép quan hệ trực tiếp với người mang thai hộ.

Xem toàn bài tại đây: 
http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201308/cho-phep-mang-thai-ho-nhung-cam-quan-he-truc-tiep-2352557/ 


Theo: Xuandienhannom