Thursday, July 25, 2013

NHỜ ƠN BÁC ĐẢNG...






Lộ diện Bố già đỏ đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt

QLB - Trong phần 3 chúng tôi đã công khai danh tính và thủ đoạn của một trong những tay Mafia tài chính Hà nội Hà Văn Thắm, ông chủ Tập đoàn Đại Dương trong vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt. Trong phần 4, chúng tôi giới thiệu một nữ Mafia tài chính “cộm cán” hơn Thắm, mà thông tin hầu như được bưng bít hoàn toàn trên thị trường tài chính: đó chính là “nữ tướng” Nguyễn Hồng Phương - Bà chủ tập đoàn S.S.G em gái út của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. (dư luận ở tp.hcm thường gọi Phương là “nữ tướng cướp” do có thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của SSG)


Nguyễn Hồng Phương, “nữ tướng” trong nhóm Mafia tài chính Hà nội, em ruột của “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng, UVBCT, Chủ tịch Quốc Hội đang nâng ly ăn mừng sau các chiến dịch thành công biến vốn tại các tập đoàn nhà nước thành cổ phần của tập đoàn S.S.G - Nguồn: S.S.G

Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực, vật lực cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước thì Nguyễn Hồng Phương được ưu ái đưa về Hà Nội học cấp 3 tại trường Trung học phổ thông Thăng Long. Năm 1981, nhờ “lí lịch” tốt, được “lên thẳng” vào Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (thời ấy nằm tại thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phú). Năm 1996, khi “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng đã “chắc suất” Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, đúng phương châm “một người làm quan, cả họ được nhờ”, Sinh Hùng chỉ đạo cho Phương “nam tiến” xây dựng sự nghiệp để dựng lên “đế chế gia đình”, và vì thế, từ đó S.S.G đã ra đời (vị “đại ca xã hội đen” cũng là người thân cận của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng khi còn là Thứ trưởng Bộ Tài chính, chúng tôi sẽ có bài riêng cụ thể về nhân vật bí hiểm này).


Tháng 11/1996 “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng “được” vào TWĐ và chính thức trở thành Bộ trưởng Bộ Tài Chính – Nguồn: Internet

Điểm qua các cột mốc quá trình khi Phương biến S.S.G trở thành “đế chế gia đình” Mafia số 1:

- Năm 1996, nhận chỉ đạo của anh trai cả Nguyễn Sinh Hùng, Phương vào TP HCM lập nghiệp, mở Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại Bách Việt tại Quận Tân Bình, thực chất chỉ là cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu.

- Tháng 3/2003, Phương mở thêm công ty Công ty TNHH 1 thành viên Đĩa tin học Bách Việt tại xã Mỹ Xuân (Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu). 

- Tháng 9/2003, Phương tiếp tục thành lập Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt với các hoạt động mua bán, cho thuê và môi giới bất động sản. 

- Tháng 10/2003, anh cả Nguyễn Sinh Hùng – Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chỉ đạo Phương thành lập doanh nghiệp kinh doanh thị trường địa ốc, bất động sản để “kiếm bộn” hơn, Phương đã gom vài trăm triệu để thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc và Xây dựng S.S.G. 

- Tháng 3/2004, với tư cách Bộ trưởng Bộ Tài chính, “đồng chí” Nguyễn Sinh Hùng tiến hành “huy động” 6 cổ đông góp vốn vào S.S.G (Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng): 300 triệu; Công ty Cổ phần XNK Việt Trang: 580 triệu; Công ty TNHH SX TM Nhất Phương: 340 triệu; Công ty TNHH TMDV Linh Thành: 110 triệu; Công ty TNHH XDTM Thuận Việt: 100 triệu và Công ty TNHH TM Nguyễn Đặng: 20 triệu), nâng tổng vốn điều lệ của S.S.G khi ấy lên 20 tỷ và Phương chễm chệ trên ghế Chủ tịch HĐQT. 

- Tháng 3/2007, Phương cùng chồng (Đặng Chính Trung) gom 34 tỷ và “huy động” thêm 13 cổ đông nữa (bà Huỳnh Thị Kim Lưu: 24 tỷ; ông Ðặng Quốc Khánh:8.4 tỷ; ông Đinh Thọ Văn Nam: 7 tỷ; ông Trần Hoàng Hải: 6 tỷ; ông Nguyễn Minh Thịnh: 5 tỷ; bà Nguyễn Thị Thanh Thủy: 5 tỷ; ông Võ Thành Hiểu Nam: 3.5 tỷ; ông Nguyễn Thanh Cường: 2 tỷ; ông Trần Đình Quân: 1.5 tỷ; bà Nguyễn Thị Mai Hoa: 1.03 tỷ; ông Nguyễn Thanh Tùng: 1 tỷ; ông Trần Phương Đông: 1 tỷ; bà Bùi Thị Kim Thoa: 500 triệu) để lập nên Công ty cổ phần công nghệ và đầu tư Bách Việt tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng. 

- Tháng 09/2007, Tân UV.BCT, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng lúc này “mạnh” hơn, tạo được nhiều vây cánh đã can thiệp để các tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với Phương thành lập Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Bách Việt (là liên doanh giữa Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Kinh doanh và Cho thuê nhà Tân Bách Việt của Phương) với vốn điều lệ 80 tỷ đồng để “chia lửa” với S.S.G. 

- Từ 2005-nay, các khu đất vàng và kim cương của thành phố HCM gần như đã bị S.S.G chiếm lĩnh hoàn toàn, với vị trí là người có “quyền” (UV.TWĐ, UV.BCT) và có “tiền” (nắm vị trí BT.BTC) và lại là Đại biểu quốc hội tại đơn vị TP.HCM 2 khoá liền (khoá X, XI) , Nguyễn 

Sinh Hùng đã hiểu rất rõ giá trị “đất đai là vàng ròng” của TP.HCM, vì vậy Hùng đã bằng mọi cách để cùng em gái Nguyễn Hồng Phương chiếm các vị trí béo bở như dự án SaigonPearl, ThảođiềnPearl, Văn Thánh, Thanh Đa, Tân Cảng, ... 

Mối quan hệ hữu cơ giữa chính trị & kinh tế của anh cả - đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và cô út Nguyễn Hồng Phương đã tiến thêm 1 bước dài, sự nghiệp hanh thông, chưa đầy 1 năm sau khi anh cả vững chân trong vai trò Phó Thủ tướng Thường trực, tháng 04/2007, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 450 tỷ với sự “tự nhiên biến mất” của 3 cổ đông sáng lập (là tập đoàn kinh tế nhà nước) lớn nhất: Tổng Công ty Vật liệu Xây dựng số 1 (Doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Bộ Xây dựng), Công ty Cổ phần XNK Việt Trang, Công ty TNHH SX TM Nhất Phương, thay vào đó là các “cá nhân” như ông Đinh Ngọc Ninh (76.5 tỷ), bà Phan Thị Ngân (22.5 tỷ), bà Nguyễn Thị Giang (22.5 tỷ), trong đó Phương chiếm 26% cổ phần (117 tỷ). Tháng 12/2009, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên 550 tỷ đồng và đổi giấy phép kinh doanh thành Công ty Cổ phần Tập đoàn S.S.G, lấn sân thêm 2 lĩnh vực là giáo dục và y tế. Đến tháng 12/2011, S.S.G đã nâng tổng số vốn lên tới 825 tỷ đồng.




Đánh dấu sự “lấn sân” qua thị phần giáo dục là việc thành lập Trường Phổ thông Quốc tế WellSpring trực thuộc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (Công ty con của S.S.G) tọa lạc tại phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội. Trường đã chính thức bắt đầu đi hoạt động từ năm học 2011-2012. Ngày 15/8/2011, trường đã được “vinh dự” đón Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh trống khai giảng năm học đầu tiên - Nguồn: WELLSPRING

Chưa đầy một tháng sau đó, ngày 4/9/2011, trường tiếp tục được “vinh dự” khi được tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc khi ông vừa đắc cử Chủ tịch Quốc hội.




Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm và làm việc tại trường – Nguồn: S.S.G

Với các lợi thế “vô địch” đó, cùng với S.S.G, Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, đặc biệt là các dự án có vốn Nhà nước (Phương đặc biệt “thích” biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng), hiện nay, S.S.G đã trở thành thế lực Mafia “số 1” được “ông trùm” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM. Thử điểm sơ qua khối tài sản khổng lồ của S.S.G được ghi trên “vốn điều lệ” tại các công ty con (số vốn thực tế lớn hơn nhiều lần):

- 20 công ty con: Công ty TNHH Địa ốc Sông Sài Gòn Thanh Đa (Vốn điều lệ 100 tỷ); Công ty cổ phần Địa ốc và xây dựng SSG2 (140 tỷ); Công ty cổ phần SSG Văn Thánh (350 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG (6 tỷ); Công ty TNHH MTV KD BĐS SSG 12 (6 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG Tân Bình (217 tỷ); Công ty cổ phần khoáng sản SSG (40 tỷ); Công ty TNHH Thương mại Sông Xanh (6 tỷ); Công ty cổ phần Cơ điện lạnh SSG (10 tỷ); Công ty TNHH Sản xuất và trang trí nội thất SSG (19 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục SSG (100 tỷ); Công ty TNHH MTV Đầu tư & Phát triển Giáo dục SSG (55 tỷ). 2 công ty góp vốn: Công ty TNHH Việt Nam Land SSG (307 tỷ); Công ty TNHH BĐS SSG5 (90 tỷ). 6 công ty liên kết: Công ty cổ phần Đầu tư, bất động sản Dầu khí Việt Nam – SSG (400 tỷ); Công ty cổ phần khai khoáng Hoà Phát – SSG (30 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư Việt liên Á - Phú Hưng Gia (268 tỷ); Công ty TNHH Petrosetco SSG (450 tỷ); Công ty cổ phần Đầu tư & Sản xuất Năng Lượng Xanh (120 tỷ); Công ty cổ phần Fafim Tp.HCM (12.87 tỷ);

- Ngoài ra, S.S.G còn chiếm 10% của Công ty cổ phần Thủy điện Đăkr'tih (1.000 tỷ); Công ty CP Phát triển Du lịch Tân An (90 tỷ); Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ánh Sáng Phương Nam (6 tỷ) cùng các khoản đầu tư dài hạn khác cho các dự án Cầu Thủ Thiêm, Đất Nhà Bè,... 

- Ngoài ra hai dự án “thành công” của SSG là SaigonPearl và ThaodienPearl đã đem về cho “đế chế gia đình” của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Hồng Phương trên 2.000 tỷ (hai ngàn tỷ) lợi nhuận ròng đã được đưa ra khỏi sổ sách báo cáo, có lẽ số này đã kịp biến thành tài sản ngầm theo nghĩa đen (chuyển thành vàng chôn xuống đất theo truyền thống của dân xứ Nghệ). 

Ngoài thủ đoạn “hợp thức hóa” các nguồn vốn nhà nước thông qua ông anh cả từ thời kỳ đầu làm Bộ trưởng Bộ Tài chính đến nay, cộng với các lợi nhuận Phương đã kiếm được từ bất động sản, hiện nay số tiền của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh Hùng” nhiều kinh khủng. Chưa dừng lại ở đó, với liên minh ma quỷ cùng với tay mafia mới nổi là Hà Văn Thắm (tập đoàn Đại Dương). Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm phối hợp rất “nhịp nhàng” trong các dự án và xoay chuyển nguồn vốn, hầu như tất cả các dự án lớn lên đến nhiều trăm tỷ và nghìn tỷ đều “được” sự tài trợ của Ngân hàng Đại dương mà không cần tuân theo bất cứ một nguyên tắc, quy định nào như thông thường theo các chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước ban hành. Ngoài việc tài trợ vốn công khai, Đại Dương của Thắm và SSG của Phương còn “cùng nhau” khai thác nhiều cơ hội kiếm tiền khác như đang lập một “liên doanh” mới cùng với Vinaconex để chiếm quyền xây dựng cầu Thủ thiêm 2 tại Tp.hcm ngay trong năm 2013 này.

Quay lại chuyện thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt, “đế chế gia đình của dòng họ Nguyễn Sinh” đúng là lòng tham không đáy, chưa thỏa mãn với những “thành quả” từ việc chiếm đoạt các tập đoàn có vốn nhà nước chuyển thành tài sản tư nhân của S.S.G, chiếm lĩnh các vị trí đất vàng tại Tp.HCM, chiếm cả cơ hội xây cầu Thủ thiêm 2, còn chạy chọt với Tp.HCM để “bẻ đường ray” tày điện ngầm tuyến số 1 đi qua Q2 vào ngay trung tâm của dự án ThaodienPearl,... ông anh cả Nguyễn Sinh Hùng vẫn còn một ước mơ “cháy bỏng” là sở hữu riêng 1 ngân hàng để “dưỡng già” (dù đã có ngân hàng sân sau là Ocean Bank của Hà Văn Thắm, nhưng Ocean Bank vẫn là của Thắm, “đế chế gia đình Sinh Hùng” muốn có một ngân hàng riêng, chứ không phải mỗi lần cần thì lại phại gọi cho “thằng Thắm” như lời Nguyễn Sinh Hùng thường phàn nàn). Phục vụ ý đồ của ông anh cả, vào cuối năm 2012, Ngoài việc nhờ Thắm đứng ra công khai thâu tóm dùm để khỏi gây “lùm xùm” (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho Phương và nhận phần thưởng là khoản chênh lệch được thỏa thuận trước), bản thân Phương cũng đã kịp thời “gom” thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%), tiếp đó Phương và Thắm còn âm thầm “mượn tay” Công ty Thép Kỳ Đồng “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá nữa của Bảo Việt Bank. Hiện nay, theo kế hoạch vạch sẵn, ông anh cả đang tiếp tục chỉ đạo ông em “xã hội đen” phối hợp chặt chẽ cùng Thắm, Phương bằng nhiều thủ đoạn tinh vi “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB với nhiều tên tuổi khác nhau mà chúng tôi đã đề cập. Hiện “ông anh cả” và đàn em “xã hội đen” thân tín đang kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt đang sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Thắm (Đại Dương) và của Phương (SSG) và một lô một lốc của các “hình nhân thế mạng” đứng tên dùm đã là một con số áp đảo.

Với kịch bản hoàn hảo cùng với một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia Hà nội như thế, chắc chắn cuộc họp đại hội cổ đông sắp tới (vào cuối năm 2013) của Bảo Việt Bank hứa hẹn sẽ là một cuộc họp đầy tang thương và tiếng thét căm hờn, đối diện với những người thân cô thế cô là những tên Mafia Hà nội khát máu lòng tham không đáy (như chúng tôi đã trình bày một phần trên đây). Nhưng, tham thì thâm, trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của BaovietBank tới đây, liệu những con sói khát máu này có nuốt nổi con mồi đang không còn gì để mất ??? Hãy chờ xem.

Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, thật kỳ lạ, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề xướng danh Phương? Tại sao thông tin tài chính của S.S.G và Phương lại được dấu như mèo dấu “cứt” như thế, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn đến năm 2009 của tập đoàn này? (duy nhất phần giới thiệu sơ sài với vốn điều lệ 550 tỷ), thậm chí còn ghi trong phần Ban lãnh đạo và sở hữu là “Ông” Nguyễn Hồng Phương? Có lẽ vì những mối quan hệ nhạy cảm nên những câu hỏi này sẽ khó có lời giải đáp thỏa đáng?!




Không biết trong bản kê khai tài sản, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có “kịp” kê khai thêm phần của Bảoviet Bank trong khối tài sản khổng lồ của “đế chế gia đình Nguyễn Sinh” hay không? Hay lại bảo là trong phần kê khai không có nội dung “người đứng tên dùm tài sản”, dù đó chính là người trong gia đình, là cô em ruột “nữ tướng cướp” Nguyễn Hồng Phương?!

Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục phanh phui “đại ca xã hội đen” và tác giả kịch bản thương vụ thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt và một số thông tin khác liên quan đến vị “chính trị gia rất to” trong liên minh ma quỷ này.





Wednesday, July 24, 2013

SAO MÀ SỐNG ĐƯỢC HỞ TRỜI?





QUÁ SỨC BẤT AN

Càng ngày càng quá sức bất an.

Người vào quán ăn đã sợ mà người đi chợ mua thực phẩm về cho gia đình cũng quá sợ. Thịt, cá, rau, trái…bất cứ thứ gì cũng có thể bị nhiểm độc, bất cứ thứ gì cũng có thể là hàng nông sản của Tàu cộng đưa qua giả dạng làm nông sản nội địa để lừa gạt người tiêu dùng trong nước. Mà nông sản của Tàu thì hầu như đều dư lượng phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng. Do tham lợi, do cạnh tranh khốc liệt để tồn tại, không ít nông sản nội địa cũng bị đầu độc như nông sản từ Tàu.

Từ lâu, các loại lương thực chế biến từ bột, cũng như thịt cá, đã bị nhiểm độc vì hóa chất bảo quản, nay đến cơm ăn cũng bị đầu độc bởi bột nở độc hại của Tàu.


Toàn dân Việt Nam hoàn toàn bất an khi ăn bất cứ cái gì mua từ chợ về. Ngay cả ông Lê Khả Phiêu, người đã từng đứng đầu cao nhất cái hệ thống nầy cũng hoàn toàn không tin tưởng vào thực phẩm do hệ thống của ông lãnh đạo cung cấp. Ông phải bỏ ra thật nhiều tiền để trang bị hệ thống trồng rau ngay tại biệt thự của ông để tự cung rau sạch cho riêng gia đình mình.

Giao thông trên đường bộ thì hoàn toàn bất an, mỗi năm có đến 35 ngàn người bị mất mạng và có thể gấp đôi con số đó bị tật nguyền vì tai nạn giao thông. Xe khách, xe tải đối đầu nhau trên quốc lộ hoặc lật nhào xuống hố xảy ra càng lúc càng dồn dập. Người thành thị ra đường có thể chết bất cứ lúc nào vì xe đụng, cây đổ, dây điện đứt, sụp cống và thậm chí bị nước cuốn trôi giữa đường phố nữa.



Khách đi lại

Ngay trong bệnh viện là nơi cứu người nhưng vẫn làm cho người chết thường xuyên do chuyên môn kém, do vô trách nhiệm, do tham lam…của một bộ phận không nhỏ đội ngũ quản lý cũng như các y bác sỹ. Mới đây chỉ trong vòng vài ngày đã có 5 cái chết bi thảm của các bé sơ sinh ngay trong bệnh viện làm chấn động lòng người.



Bị đốt cháy trong lồng ấp


Bị chết sau khi tiêm chủng

Nhà trẻ, mẫu giáo cũng không làm cho người dân an tâm gởi con vào. Trẻ con bị chết hoặc bị cô giáo hành hạ vẫn xảy ra khá phổ biến.

Đồn công an là nơi bảo vệ người dân nhưng chuyện dân bị chết bất ngờ trong đó không còn là chuyện hiếm hoi nữa.




Người dân ra khỏi đồn công an

Nông dân, công nhân và doanh nghiệp sản xuất điêu đứng vì hàng kém phẩm chất, hàng gian, hàng lậu, hàng giả từ biên giới phía Bắc tràn ngập vào. Ngư dân trên biển thì hoàn toàn bất an mỗi khi ra khơi. Bọn “giặc cờ đỏ” Tàu cộng tung hoành ức hiếp, bắn giết ngư dân ta trên biển Đông như cơm bửa vì chúng mặc nhiên xem đó là ao nhà của chúng.


Ngư dân trên biển



Và trở về bờ


Cũng có những người không bao giờ trở về

Rồi chưa nói đến tệ nạn cướp giật, chém giết, rải đinh, đĩ điếm, lừa đảo...đang tràn lan mà chưa thấy hé lộ ra dấu hiệu gì để giảm bi quan.

Thế mà chúng ta có một bộ máy chính quyền đồ sộ nhất từ trước đến nay và so với thế giới chỉ có thể thua bộ máy chính quyền Xô Viết đã quá cố.

Chúng ta có hải quan, thuế vụ, biên phòng, công an, quân đội…Rồi lực lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát, giám định, đăng kiểm, kiểm định… có mặt trên mọi lãnh vực. Lực lượng nào, bộ phận nào cũng đông người như…“quân Nguyên”. Bộ phận nào cũng sử dụng cơ sở vật chất công hoành tráng và cũng tiêu tiền thuế của dân như nước. Chúng ta còn dư tiền thuế để nuôi luôn bộ máy nhân sự của đảng từ trung ương xuống tận các cơ sở để lãnh đạo toàn diện bộ máy chính quyền. Rồi bộ máy các đoàn thể của đảng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…Bộ máy các hội nghề nghiệp như hội nhà báo, hội nhà văn, hội điện ảnh, hội mỹ thuật, hội kiến trúc sư…cũng được cấp “chùa” trụ sở công và được bao cấp toàn diện bằng tiền thuế của dân.


Trụ sở Hội Nhà Văn Việt Nam


Riêng bộ máy công an của chúng ta, lực lượng chính mang lại sự an toàn cho người dân, là quá vĩ đại. Không vĩ đại sao lại có số lượng tướng lĩnh trên tỷ lệ dân số đứng vào hàng tóp của thế giới. Mới đây có ba vị vừa được thăng lên hàm thượng tướng. Rồi một ông ở Hải Phòng tự sướng với chiến công đốt cướp nhà anh Vươn cũng được thăng lên tướng. Đến ngay một anh nhà báo, đứng đầu tờ báo ngành chuyên đăng những tin bất ổn của xã hội và đăng những bài đánh bóng cho chính cá nhân mình cũng được thăng lên đến hàm trung tướng...

Một bộ máy chính quyền đồ sộ như vậy, tốn kém như vậy nhưng vẫn để xã hội càng ngày càng bất an, người dân càng ngày càng mất ăn mất ngủ là thế nào?

Công bằng mà nói không phải toàn dân bị sống trong cảnh bất an. Ít ra cũng có khoản trên 5% dân số được sống trong an lành và hơn thế nữa được sống trong những điều kiện tốt đẹp không thua kém những người giàu có ở các đất nước giàu có văn minh. Đó là những người có đủ điều kiện cho con đi “tị nạn” giáo dục ngay khi còn bé, đủ điều kiện khám chữa bệnh ở các bệnh viện nổi tiếng nước ngoài, đủ điều kiện đi ăn chơi du lịch những nơi cực kỳ sang trọng và an toàn. Là những người hằng ngày nhận được thực phẩm đã được kiểm định an toàn từ các nhân viên kiểm định đáng tin cậy của hệ thống chính quyền Mỹ, Nhật, gởi về bằng đường hàng không, hoặc chí ít cũng đủ điều kiện để trang bị cho gia đình mình một hệ thống trồng rau sạch tại nhà như lãnh tụ Lê Khả Phiêu.

Bên cạnh những doanh nhân giàu có (phần lớn là sân sau hoặc trong nhóm lợi ích), thì ai trong số 5% được hưởng diễm phúc đó không cần nói ra nhưng ai cũng biết. Và vì họ quá an toàn nên dân chúng tiếp tục sống trong cảnh càng ngày càng quá sức bất an.

(từ blog Huỳnh Ngọc Chênh)




MADE IN CHINA







Đế quốc giả




Nguyễn Hưng Quốc



Gian hàng bán các sản phẩm North Face giả tại Bắc Kinh. Áo North Face giả bán trong các gian hàng này chỉ với giá khoảng 20 đôla/áo.





Giữa tháng 7 vừa qua, một trong những tin tức từ Trung Quốc thu hút sự chú ý của dư luận thế giới nhiều nhất là sự kiện viện bảo tàng Jibaozhai ở Hà Bắc tuyên bố đóng cửa sau khi bị phát hiện trưng bày toàn cổ vật giả.

Thật ra, khó có viện bảo tàng nào, ngay ở Tây phương, hoàn toàn tránh được đồ giả. Nhưng ở đó, đồ giả, nếu có, là do nhầm lẫn, và vì sự hiện diện đông đảo của giới chuyên môn cũng như cung cách làm việc cẩn thận và có trách nhiệm, số lượng đồ giả như vậy rất hiếm hoi. Ở Jibaozhai, ngược lại, có đến trên 40.000 hiện vật hoàn toàn giả mạo. Wei Yingjun, cố vấn của viện bảo tàng cố gắng biện minh: tình trạng cũng không đến nỗi quá tệ hại vì trong viện bảo tàng có khoảng 80 hiện vật thật. Bạn thử tưởng tượng: 80 hiện vật thật trong tổng số trên 40.000 hiện vật giả, tỉ lệ ấy có đáng được xem là “tích cực”? Việc Wei Yingjun xem đó là dấu hiệu tích cực cho thấy một sự thật: hiện tượng trưng bày đồ cổ giả rất phổ biến ở mọi viện bảo tàng tại Trung Quốc.

Sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản, nhất là sau cuộc cách mạng văn hóa điên khùng dưới thời Mao Trạch Đông, bao nhiêu di tích và di sản cổ kính hàng ngàn năm của Trung Quốc bị phá hủy trầm trọng vì bị cho là “phong kiến”, “lạc hậu” và “phản động”. Bây giờ, trên con đường chinh phục thế giới, Trung Quốc muốn chứng tỏ họ có một nền văn minh lâu đời và một truyền thống văn hóa vững chắc, do đó, họ đua nhau xây dựng các viện bảo tàng ở khắp nơi. Trung bình mỗi năm có khoảng 100 viện bảo tàng mới được xây dựng. Làm cách nào để có hiện vật trưng bày sau những đợt phá hủy tàn khốc kéo dài cả nửa thế kỷ như vậy? Biện pháp của họ rất đơn giản: chế tạo đồ giả!

Viện bảo tàng Jibaozhai không phải là trường hợp duy nhất. Nó chỉ là một điển hình. Được khánh thành từ năm 2007, viện bảo tàng này khoe khoang là trưng bày nhiều cổ vật có từ thời Hoàng Đế, cách đây trên bốn ngàn năm; nhiều món đồ sứ ngũ sắc từ thời nhà Đường. Có điều, tất cả chỉ là những thứ giả mạo. Hơn nữa giả mạo một cách thô thiển. Trên các cổ vật gọi là từ thời Hoàng Đế, người ta viết nguệch ngoạc những chữ Hán hiện đại được giản lược hóa, bất chấp lịch sử chữ viết của Trung Hoa vốn đã được nhiều người biết. Các thứ đồ sứ lộng lẫy được cho là xuất hiện từ đời Đường có những màu sắc và kết hợp màu sắc đòi hỏi những kỹ thuật nung nấu chỉ có thể xuất hiện mấy trăm năm sau đó. Chính vì những sự thô thiển như vậy, giới quan sát dễ dàng lật tẩy sự giả mạo của chúng. Các nhà điều hành viện bảo tàng cũng như giới lãnh đạo địa phương, thoạt đầu, phản ứng một cách hung hãn trước mọi sự tố cáo. Họ cho đó là những sự vu khống; sau đó, họ thừa nhận một ít; sau nữa, vớt vát: ngoài đồ giả, họ có một số ít đồ thật; và cuối cùng, trước áp lực của dư luận, họ mới đành chịu đóng cửa.

Theo Richard Stone, trong bài “Thay đổi quá khứ: Vấn đề vật hóa thạch giả của Trung Quốc” (Altering the Past: China's Faked Fossils Problem), trên báo Science số ra ngày 4 tháng 3 năm 2011, khoảng 80% các cổ vật hóa thạch từ thời tiền sử hiện đang được triển lãm trong các viện bảo tàng, ngay cả viện bảo tàng quốc gia, khắp Trung Quốc đều là giả mạo. Vượt ra ngoài phạm vi viện bảo tàng, nhiều di vật được cho là tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ cũng giả mạo: họ làm những đầu lâu giả, chôn dưới đất, rồi vờ phát hiện được, rồi viết các “công trình nghiên cứu” gửi đăng trên các tạp chí khoa học lớn trên thế giới cho đến lúc chúng bị chứng minh là…giả.

Tại sao người ta lại làm giả như vậy? Một trong những lý do chính là do lòng tham. Cổ vật, nhất là cổ vật từ thời tiền sử, bao giờ cũng có giá rất cao. Thế là người ta bày ra vô số thứ giả. Còn các viện bảo tàng, khi mua và bày những thứ đồ giả ấy, họ có biết hay không? Có lẽ biết. Biết, nhưng vẫn mua. Thứ nhất, để “đạt chỉ tiêu”. Thứ hai, tiền để mua là tiền của nhà nước, không phải của họ. Và thứ ba, mua đồ giả, họ dễ cò kè, do đó, số tiền họ có thể bỏ túi sẽ cao hơn hẳn những thứ đồ cổ thật.

Những gì xảy ra trong các di chỉ khảo cổ cũng như các viện bảo tàng chỉ là một bức tranh thu nhỏ của toàn bộ xã hội Trung Quốc hiện nay: ở đâu cũng có đồ giả. Họ làm giả từ hàng cao cấp đến các vật dụng lặt vặt hằng ngày, từ hàng xa xỉ đến nhu yếu phẩm. Gạo, họ cũng làm giả bằng cách pha trộn bột khoai tây hay khoai lang với nhựa tổng hợp resin. Trứng gà họ cũng làm giả. Sữa bột cho trẻ em họ cũng giả.

Trong các cửa hàng sang trọng ở Trung Quốc, người ta bày bán vô số hàng giả mang những nhãn hiệu nổi tiếng ở Tây phương, từ Prada đến Louis Vuitton, từ Burberry đến Hermes, từ Gucci đến Chanel, từ Apple đến Nokia. Iphone và iPad giả tràn ngập thị trường. Các chai rượu nổi tiếng của Pháp với giá cả ngàn đô-la bày bán ê hề tại Trung Quốc, phần lớn là giả.

Giả cổ vật chỉ là một sự lừa bịp. Giả nhãn hiệu hàng hóa, ngoài sự lừa bịp, còn có một vấn đề khác: ăn cắp bản quyền. Mọi sự giả mạo đều gây thiệt hại lớn: Với các công ty bị ăn cắp bản quyền, người ta bị mất cả hàng tỉ đô-la mỗi năm. Với xã hội, rất nhiều thứ hàng giả gây nên những hậu quả trầm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng: Không ai biết được bao nhiêu trẻ em bị bệnh hoạn vì sữa giả; bao nhiêu người khác bị ảnh hưởng vì gạo giả và trứng giả.

Nhưng thiệt hại lớn nhất chắc chắn là uy tín của Trung Quốc. Hiện nay, ở khắp nơi trên thế giới, nói đến Trung Quốc, hầu như mọi người đều nghĩ ngay đến một chữ: giả. Vào tiệm, cầm bất cứ món hàng nào ghi nhãn “made in China”, người ta cũng thấy ngần ngại. Dĩ nhiên, nhiều người vẫn mua vì không có chọn lựa nào khác: tiền ít, họ cần hàng hóa rẻ, bất kể thật hay giả, có hại hay không có hại. Nhưng những người có khả năng tài chính một chút đều lắc đầu quầy quậy rồi quay đi. Tôi có mấy người bạn, ở Úc cũng như ở Mỹ, tuyên bố dứt khoát: Không mua bất cứ thứ gì làm từ Trung Quốc!

Một quốc gia bị tai tiếng về sự giả mạo bao giờ cũng bị tai tiếng về sự giả dối. Giới thương nhân làm giả hàng hóa, giới chính khách làm giả các giá trị. Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói đến tự do, dân chủ, nhân quyền hay đạo đức, người ta nghĩ ngay đến những thứ hàng giả tràn ngập nước họ. Cầm một món hàng có nhãn “made in China”, người ta không tin; nghe những lời lẽ hay ho về nhân nghĩa từ miệng giới lãnh đạo, người ta cũng không tin nốt.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, đó là một trở ngại lớn, nếu không muốn nói là trở ngại chính, trong tham vọng trở thành bá chủ thế giới, hoặc ít nhất, bá chủ khu vực, của Trung Quốc. Một siêu cường quốc, muốn trở thành lãnh đạo khu vực hoặc thế giới, cần ít nhất bốn điều kiện: Một, kinh tế lớn nhất; hai, quốc phòng mạnh nhất; ba, có nhiều đồng minh nhất; và bốn, có nền văn hoá đẹp với những giá trị có tính phổ quát ở đâu người ta cũng kính trọng và thèm được có. Trong một hai thập niên tới, Trung Quốc có thể đáp ứng được hai điều kiện đầu. Về kinh tế và quốc phòng.

Nhưng họ lại không thể xây dựng bất cứ một bảng giá trị phổ quát nào dựa trên sự giả mạo và giả dối. Không có một bảng giá trị phổ quát chung, họ cũng không thể xây dựng một liên minh thực sự và vững chắc với bất cứ một quốc gia nào khác.

Trừ với Việt Nam.














THẾ LÀY LÀ THẾ LÀO?














Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang 

và cải cách dân chủ tại Việt Nam




Ảnh: Đại sứ Việt Nam David Sheare. đón chủ tịch Sang tại sân bay quân sự Adrew,


Ảnh: Đại sứ Việt Nam David Sheare. đón chủ tịch Sang tại sân bay quân sự Adrew,




Hôm nay, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang chính thức thăm Hoa Kỳ.
Cuộc hội đàm ngày mai 25/7/2013 với Tổng thống Obama sẽ là cuộc hội đàm có tính quyết định cho tương lại của Việt Nam và mối quan hệ Việt-Mỹ.
Rất nhiều bài báo tiên đoán về tương lai của cuộc đàm phán ngày mai, tiên đoán về những vấn đề sẽ được nêu, về những vấn đề có thể gây khó khăn cho quan hệ Việt- Mỹ…/ xem chẳng hạn bbc.com/
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang hội tụ rất nhiều điểm ghi vấn, những tình tiết bí mật,… như sự vội vã sang Hoa Kỳ ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Sang, sự kiện bắt bớ liên tục những Bloggers yêu nước phản đối Trung Quốc, sự im lặng của lãnh đạo cao cấp trước cuộc tuyệt thực tuyệt vọng của Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải, những tuyên bố của Chính phủ VN, của Tòa nhà trắng chỉ xoay quanh kinh tế , nhân quyền, mua bán vũ khí Mỹ một cách chung chung …
Một số sự kiện lại có vẻ hưỡng dẫn cho những phỏng đoán trái ngược về chiều hướng chính trị đang được Bộ chính trị ĐCS VN thi hành. Nếu Bộ chính trị ĐCS VN muốn bẻ lái nghiêng về phía Mỹ, sao họ lại bắt bớ những người yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược. Nếu BCT ngả sang Trung Quốc, sao họ lại dám phê phán Trung Quốc tại Shangri-La, sao Chủ tịch Sang lại vội vàng sang Mỹ…
Xuất phát từ quan điểm chính trị ngoại giao là nối tiếp của chính trị đối nội, tôi xin trong bài ngắn, viết trước ngày hội đàm của 2 nguyên thủ quốc gia Việt Mỹ này, tải đến bạn đọc những gì có thể mong đợi ở ngày mai.


1. Chỉnh đảng là thất bại của Nguyễn Phủ Trọng và Trương Tấn Sang nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Đại cách mạng văn hóa của Mao là nhằm nhuộm Đảng CS TQ từ hồng sang xám xịt chủ nghĩa bành trướng Tân Đại Hán, và Đặng Tiểu Bình là người kế tục tư tưởng này một cách trung thành qua sự kiện đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 1974 và chiến tranh Dạy cho Việt Nam 1 bài học năm 1979.
Cuộc chỉnh đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động nhằm loại trừ khỏi BCT ĐCS VN phần tử có ý thức chống bành trướng TQ, có xu hướng ngả về phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vào cùng 1 phe với Nguyễn Phú Trọng là Trương Tấn Sang.
Sự thất bại ê chề của cặp đôi Sang-Trọng đã củng cố vị trí của Thủ tướng.
Nguyễn Phú Trọng không chấp nhận thực tế, quyết nhuộm ĐCS VN thành 1 chính đảng hoàn toàn thần phục TQ.
Hội nghị TW 7 đã diễn ra với sự năng nổ khác thường của TBT Trọng.
Chủ tịch Sang đã đứng ngoài cuộc chơi.
Như vậy ông Sang đã không tin vào thành công của Nguyễn Phú Trọng nữa.
Quả vậy, lần này những người như Nguyễn Bá Thanh do Tổng Trọng sức nước hoa đã không trúng nhân sự vào BCT.
Uy tín của Tổng bí thư xuống cấp, Thủ tướng có thêm vây cánh trong BCT.
Vì vậy người chia bài trong BCT ĐCS VN hôm nay là Thủ tướng.
Chính vì vậy, trong phát biểu Shangri-La, ta thấy có dòng nói về Trung Quốc khá thẳng thắn như :
“Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền”.
Đồng thời trong bài phát biểu Shangri-La của Thủ tướng, đã có câu :
“Tôi cũng muốn đề cập trường hợp của Mi-an-ma như một ví dụ sinh động về kết quả của việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau, mở ra một tương lai tươi sáng không chỉ cho Mi-an-ma mà cho cả khu vực chúng ta”.
Tôi hiểu câu này là mong muốn cải cách dân chủ tại Việt Nam của Thủ tướng.
Tuy vậy, ông ta cũng nhắc rằng đây là “việc kiên trì đối thoại trên cơ sở xây dựng và củng cố lòng tin, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau”.
Sự kiện trong phái đoàn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lần này sang Mỹ có 2 đại biểu tôn giáo, chứng tỏ Để có kết quả, Chủ tịch Sang sẽ có một số nhượng bộ trong yêu cầu về nhân quyền của Hoa Kỳ chiều hướng này của quan hệ Việt-Mỹ.


2. Không nên trông đợi một thay đổi đột ngột về nhân quyền.


Bản chất của ĐCS VN chúng ta đã hiểu rõ. Bản bất cố vị của những độc tài, chúng ta đã chứng kiến.
Sẽ không có sự nhân nhượng mạnh mẽ về hướng nhân quyền.
Tuy nhiên, đã có những suy nghĩ hướng về cải cách dân chủ của lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Việc định hướng của cải cách dân chủ kiểu Myanma còn gặp nhiều thác nghềnh.
Những phần tử bảo thủ cộng sản còn tập hợp lực lượng chống phá.
Cuộc chiến Đảng- Chính phủ còn tiếp diễn mà 1 sơ xẩy của lãnh tụ của phe cấp tiến sẽ làm ngưng tiến trình cải cách /thí dụ cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội Việt Nam/.
Nếu kinh tế Việt Nam càng trì trệ, những phần tử cộng sản bảo thủ sẽ lợi dụng điểm này để phát động quần chúng chống phá phe cấp tiến trong ĐCS VN.
Như vậy, thúc đẩy thảo luận về hội nhập TPP là rất quan trọng với Chủ tịch Trương trong chuyến thăm Mỹ này.
Để có kết quả, Chủ tịch Sang sẽ có một số nhượng bộ trong yêu cầu về nhân quyền của Hoa Kỳ.
Ngày mai, Obama và Trương Tấn Sang sẽ nói về kinh tế, về TPP, về quan hệ với Trung Quốc và một ít về nhân quyền.


© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt










NGƯỜI ĐÀN BÀ DA MẶT KHÔNG ĐƯỢC MỎNG!

Thành công trên con đường sự nghiệp bao nhiêu, chuyện tình yêu của nữ MC hải ngoại lại lận đận bấy nhiêu.

Chị từng chia sẻ: "Rồi một ngày nếu người yêu ra đi, tôi sẽ không oán trách. Ngược lại tôi sẽ cảm ơn người đã đến với tôi, dù là một ngày hay một đời". Dường như phải trải nghiệm đủ nhiều trong tình yêu, chị mới có cái nhìn nhẹ nhàng và bình thản như thế?

- Cuộc đời này nhiều lúc giống như một trò đùa, phù du và không thật. Nếu mình cứ bám vào ảo tưởng để chết theo nó thì không được. Nên sống lạc quan, người yêu đến với mình vui vẻ, hạnh phúc, có nhiều kỷ niệm thì tốt. Khi đã hết tình và đến lúc phải kết thúc sẽ không níu kéo hay u sầu.

Ngày xưa, tôi yêu theo kiểu sét đánh, gặp anh nào đẹp trai sẽ tìm hiểu và bắt đầu tiến tới, còn bây giờ cũng đã có tuổi nên tình yêu phải thấm dần. Kiểu như bạn bè gặp nhau, chia sẻ buồn vui, đến một ngày cảm thấy nhớ nhung khi không ở bên cạnh thì lúc đó mới bắt đầu tiến xa hơn.

Trải qua rất nhiều mối tình, nếm hết những vị ngọt, đắng trong tình yêu nên khi kết thúc, tôi cũng lưu luyến nhưng tuyệt đối không đau khổ hay dằn vặt. Nếu ngày xưa khi thất bại trong tình cảm, tôi sẽ đau khổ và hát ca khúc của Phạm Duy "Giết người đi, giết người trong mộng đã bội thề", còn bây giờ chững chạc hơn tôi hát "Ừ! Thôi anh về, chiều mưa giông tới. Bây giờ em vui, hai bàn tay đói".  Cảm nhận về nỗi đau đã nhẹ nhàng hơn.

MC Kỳ Duyên: "Tôi đã cua trai là dính chứ chưa có lọt được ai"
MC Kỳ Duyên: "Tôi đã cua trai là dính chứ chưa có lọt được ai"

Phải chăng chính sự trải nghiệm dày dạn trong tình cảm cộng thêm vẻ ngoài cuốn hút, bản lĩnh mạnh mẽ của chị khiến những người đàn ông bên cạnh luôn cảm thấy bị lấn lướt và thiếu an toàn, vì vậy đường tình duyên của chị thường trắc trở?

- Ai nói ở bên cạnh tôi không được an toàn là sai lầm. Hầu như, những người đàn ông từng đi qua cuộc đời tôi đều cảm thấy an toàn đến thụ động, đôi khi còn ỷ lại và nghĩ, chắc sẽ khó mất tôi. Vì thế, đùng một ngày, quá nhiều chuyện ập đến khiến tình yêu tan vỡ thì họ mới bất ngờ nhận ra đã quá muộn màng để cứu vãn.

Tôi dựa vào giác quan thứ 6 cũng như khả năng đọc suy nghĩ của người khác để khẳng định, tất cả đàn ông đến với tôi đều thật lòng dành trọn trái tim và những gì họ có cho tôi. Bằng chứng là sau những mối tình, chưa bao giờ tôi thù ghét ai và ngược lại. Chúng tôi sẽ chuyển từ mối quan hệ tình yêu sang tình bạn hoặc tình cảm anh em. Như tôi và Trịnh Hội dù đã ly hôn nhưng cả hai vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè. Trịnh Hội đã có tình yêu mới còn tôi cũng đang hài lòng với cuộc sống hiện tại.

Trong những mối tình đã qua, ai là người khiến chị nhớ mãi?

- Đối với tôi không bao nhiêu là đủ. Nhiều người đàn ông đi qua cuộc đời tôi đều có chung một suy nghĩ, khi tiếp xúc lần đầu với tôi phải tìm cách để có những lần gặp thứ 2, thứ 3... Bởi vì, dù người đó khó tính đến đâu cũng sẽ có cảm tình trước giọng nói ngọt ngào, hài hước của tôi (cười). Đặc biệt, khi đã yêu nhau và đi chung một con đường, những người đàn ông ấy sẽ tìm được động lực từ sự lạc quan mà tôi mang lại để phấn đấu trong cuộc sống.

Vậy kiểu người đàn ông thế nào mới lọt được vào mắt chị?

- Người yêu tôi phải có tính khôi hài, biết làm trò và chọc cười tôi suốt ngày để cuộc sống trở nên thú vị. Đặc biệt, người có tính khôi hài đồng nghĩa với việc họ là người thông minh, qua đó biết cách làm cho cuộc sống cả hai thoải mái, nhiều niềm vui và bất ngờ hơn mỗi ngày. Ví dụ lâu lâu đi làm về, mình thấy trên bàn có một bó hoa hay món quà, mọi mệt mỏi sẽ tan biến. Còn người kém thông minh, đợi phụ nữ nói ra mới làm thì thật sự nhàm chán.

Quan trọng nữa là người đàn ông của tôi phải đẹp trai. Tôi nói thật nhé, người ta bảo chỉ có đàn ông mới nông cạn nhưng tôi là phụ nữ cũng không kém. Với tôi cái nết không đánh chết được cái đẹp. Vì vậy, ai nghĩ mình không đẹp trai đừng đến với tôi, sẽ không có cơ hội đâu (cười).

Nếu một người đàn ông giàu có thật lòng yêu chị nhưng không đẹp trai, chị có chấp nhận không?

- Tôi chưa từng rơi vào hoàn cảnh này nên cũng không biết nói sao. Tuy nhiên, nói thế thôi, duyên số mỗi người đều đã có sẵn, có muốn cũng khó cưỡng lại được.


Kỳ Duyên và Duy Hân
Kỳ Duyên và Duy Hân


Có bao giờ chị là người chủ động "tấn công" và ngỏ lời với ai trước chưa?

- Rất ít đàn ông đến ngỏ lời với tôi mà ngược lại, hầu như đều do tôi đi cua họ. Làm nghệ thuật đã 20 năm qua, tôi thấy bạn bè được tặng ví hay túi xách thường xuyên, còn tôi chưa bao giờ nhận được bất kỳ món quà nào. Mọi người cho rằng, đàn ông gặp tôi thường e ngại nên khó mở lời được, tôi cũng cảm nhận được điều đó. Vì thế, khi tôi cảm mến ai sẽ bật đèn xanh trước, rồi tìm cơ hội để họ có thể tiếp cận với mình. Ngay cả người yêu bây giờ là anh Duy Hân, tôi cũng là người ngỏ lời trước.

Vậy mọi người sẽ nghĩ chị khá dễ dãi?

- Tôi không nghĩ thế, cưa cẩm cũng có nghệ thuật, mình đừng làm quá là được. Cọc thường ngồi một chỗ đợi trâu, nhưng đằng này mình giật mạnh dây cho trâu đến nhanh hơn. Từ trước đến nay, tôi đã cua trai là dính chứ chưa có lọt được ai.

Nhắc đến người yêu hiện tại là Duy Hân, chị có vẻ đang hài lòng và viên mãn với cuộc sống bên cạnh anh ấy?

- Tình yêu giữa tôi và Duy Hân xuất phát từ tình bạn và dần dà tìm thấy sự đồng cảm rồi yêu nhau lúc nào cũng không hay. Cho đến thời điểm này, anh ấy là người bạn tốt nhất của tôi, luôn biết cách pha trò khiến tôi cười mỗi ngày. Ở bên cạnh anh ấy, tôi thấy rất thoải mái, không buồn lo hay suy nghĩ gì về công việc và lịch diễn vì mọi chuyện đã được anh ấy sắp xếp. Đó là lý do dạo này mọi người thấy tôi tươi trẻ và hạnh phúc.

Đây sẽ là người đàn ông cuối cùng trong cuộc đời chị?

- Nói thật nhé, tôi yêu ai cũng đều nghĩ họ sẽ là người cuối cùng để mình gắn kết cuộc đời. Đến khi, gặp những khó khăn, bất trắc phải xa nhau thì không ai muốn. Tôi vẫn hy vọng Duy Hân sẽ là người đàn ông cuối cùng song hành với tôi trong quãng đường còn lại.

Sau hai lần thất bại trong hôn nhân, chị có định bước lên xe hoa lần thứ ba?

- Để tiến tới hôn nhân, người ta thường có những lý do như muốn có một đám cưới lãng mạn, có một mái ấm vui vẻ bên chồng con. Tôi không có những nhu cầu đó. Con tôi đã lớn, còn chuyện hôn nhân đã qua hai lần bước lên xe hoa. Anh Duy Hân cũng từng lập gia đình trước đây.

Bên cạnh đó, tôi cảm nhận cuộc sống bây giờ cũng khá hạnh phúc, nếu có ràng buộc nhau bằng một đám cưới cũng chẳng thay đổi được gì, quan trọng là cả hai cảm thấy vui vẻ khi bên nhau là đủ. Tuy nhiên, trong tiếng Mỹ có một câu thế này "Never say never", tức là tôi sẽ không bao giờ nói không bao giờ.

Cảm ơn chị về những chia sẻ trên!

(Theo Mốt & Cuộc Sống)

(từ tin tức hàng ngày)




THÊM VÂY THÊM CÁNH...




Công an VN thêm ba Thượng tướng


Chủ tịch Trương Tấn Sang và ba tân thượng tướng (ảnh của website Chính phủ)
Ba tân thượng tướng đều là thứ trưởng Bộ Công an
Chủ tịch Trương Tấn Sang vừa trao quyết định thăng cấp Thượng tướng cho ba cán bộ công an cao cấp, một ngày trước khi ông lên đường đi Mỹ.
Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cho hay hôm thứ Hai 22/7, ông chủ tịch đã "trao quyết định thăng cấp bậc hàm Thượng tướng cho ba đồng chí cán bộ cao cấp của lực lượng Công an nhân dân".
Đó là các thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, Phạm Quý Ngọ và Trần Việt Tân. Cả ba ông trước khi nhận quyết định đều mang hàm trung tướng.
Hai ông Vương và Ngọ còn là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo Chính phủ ca ngợi ba tân Thượng tướng là "có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, góp phần tích cực cùng với lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Như vậy hiện Bộ Công an Việt Nam có bốn thượng tướng, gồm ba vị trên và Thượng tướng Thứ trưởng thường trực Đặng Văn Hiếu, người được thăng cấp từ năm 2011.

'Đấu tranh với thế lực thù địch'

Chủ tịch Trương Tấn Sang được dẫn lời kêu gọi các tân thượng tướng cùng lãnh đạo Bộ Công an tiếp tục nâng cao chất lượng công tác của ngành công an, "chủ động ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực an ninh..."
Trước khi lên làm thứ trưởng, ông Lê Quý Vương giữ vị trí Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng của Bộ Công an, ông Phạm Quý Ngọ giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm.
Trong khi đó, ông Trần Việt Tân, người duy nhất trong ba ông không phải ủy viên Trung ương, xuất thân từ ngành tình báo.
Ông Tân, sinh năm 1955, từng giữ các chức vụ Phó Tổng cục trưởng rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V).
Ông được phong Trung tướng tháng 8/2008 và được bổ nhiệm vào chức Thứ trưởng Công an tháng 10/2011.
Được biết ông đã tham gia chỉ đạo nhiều vụ án lớn về an ninh chính trị.
Công an là ngành có số tướng lĩnh rất lớn, một số thống kê nói toàn ngành có hơn 180 tướng. Riêng cuối năm ngoái, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, đồng thời ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng được phong cấp hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng.
Mới tuần trước, một loạt lãnh đạo công an các tỉnh thành đã được phong cấp tướng, trong đó có nữ Thiếu tướng đầu tiên - bà Bùi Tuyết Minh, Giám đốc Công an Kiên Giang.




(từ BBC)