Saturday, April 20, 2013

SAO MÀ BÁC NẬP LÓI ĐÚNG THẾ!





Bauxite Tây Nguyên & CNXH


lies-truth_1331793154-300x200Đọc hai bài của báo  Tuổi trẻ ( tại đây) và của báo Đại đoàn Kết ( tại đây) đồng thời ra một ngày về thảm kịch của Bauxite Tân Rai, từ đó nhìn thấy rất rõ về cái chết hiển nhiên của dự án  Bauxite Tây Nguyên. Làm sao có thể sống được khi  đã cố bán lỗ vẫn không có ai mua: “Và trên thực tế, nhà máy này còn chưa có được một hợp đồng xuất khẩu nào với các đối tác nước ngoài, sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu thụ trong nước với số lượng ít ỏi.”. Hiện tại đã có 20 ngàn tấn alumin tồn kho, trong khi vẫn cứ phải sản xuất một ngày một ngàn tấn alumin. Chỉ cần từ đây đến cuối năm là 8 tháng, tức 240 ngày, Bauxite Tân Rai sẽ tồn kho 240 ngàn tấn alumin. Nếu không kịp thời đóng cửa khẩn trương có thể nhìn thấy thảm họa mọi mặt ghê gớm của nó, không phải nói nhiều.
Mới đây thôi, trên VTV ngày 10/3, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn khăng khăng:“Triển khai dự án bô-xít là cần thiết”. Tại cuộc họp báo Văn phòng chính phủ ngày 28/2, Bộ trưởng Vũ Đức Đam vẫn cho rằng “một số dự án xét thấy phải đầu tư dù hiệu quả kinh tế thuần túy thì chưa hiệu quả nhưng tổng hòa (cả lợi ích kinh tế – xã hội) phải có lợi mới làm.” Đến đây có thể hỏi cả hai bộ trưởng: Bauxite Tây Nguyên cần thiết cho ai, có lợi cho ai?
Còn nhớ cách đây ba, bốn năm, 2009-2010, các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế, Đại tướng Võ Nguyên giáp và một số tướng lĩnh, đại biểu Quốc hội và nhân sĩ trí thức cả nước đã lên tiếng đòi dẹp bỏ dự án này, Thủ tướng vẫn dõng dạc tuyên bố: “Bauxite Tây Nguyên là chủ trưởng lớn của Đảng”. Dựa vào tuyên bố dõng dạc ấy, thứ trưởng Bộ công thương Lê Dương Quang đã dõng dạc mắng mỏ qui kết tất cả những ai chống lại dự án này là ” dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.” ( tại đây)
Hi hi bây giờ đã trắng mắt ra, đã rõ ai lú ai thông, ai bị ai lợi dụng. Nhưng thôi, mình viết bài này cũng chẳng để qui kết ai. Nó rõ ràng đến mức không cần nói thêm một điều gì nữa người ta cũng biết ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước sự đổ bể dự án này. Mình chỉ thấy vui vui là câu chuyện Bauxite Tây Nguyên nó na ná câu chuyện xây dựng CNXH ở nước ta vậy, cả hai đều là những cái chết được báo trước, ai cũng hiểu chỉ có mấy ông lú là không hiểu.
Thoạt kì thủy CNXH không những là “chủ trương lớn của Đảng ta”, nó đích thị là lý tưởng, là kim chỉ nam. Nhưng hơn nửa thế kỉ càng đeo lấy CNXH đất nước càng lụn bại, khi nào Đảng buông CNXH thì đất nước lại khấm khá lên, lắm khi như chết đi sống lại vậy. Bác Ngô Minh đã tổng kết 5 lần phá CNXH  để tồn tại ( tại đây), chính nhờ 5 lần phá đó mà Đảng ( và chế độ) ta sống sót đến ngày hôm nay.
Cũng giống như Bauxite Tây Nguyên, nhìn thấy rất rõ xây dựng CNXH chẳng lợi lộc gì, chẳng những không lợi lộc mà hết sức nguy hiểm. Trên thế giới hệ thống CNXH đã sụp đổ, sụp đổ vì sự trái qui luật chứ chẳng vì ai cả, kẻ có chỉ số IQ bằng không cũng biết chắc như vậy, không cần phải người thông minh. Cũng như Bauxite Tây Nguyên, mấy ông lú cũng biết CNXH chẳng lợi lộc gì, càng làm càng thua lỗ, càng giữ càng nguy hiểm…  nhưng vẫn không ai dám bỏ. Đến đây cũng như Bauxite Tây Nguyên lại phải hỏi: đi theo CNXH để làm gì, cần thiết cho ai, có lợi cho ai?
Câu trả lời rất rõ ràng: có lợi cho Đảng, cần thiết cho Đảng, chỉ có cần thiết cho Đảng có lợi cho Đảng mà thôi. Nói thế cho nó nhanh.
 Vì sao thế? Bởi vì Đảng luôn muốn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, không muốn trao cái quyền ấy cho ai. Mình thấy đó là nguyện vọng chính đáng. Mình mà lãnh đạo cái Đảng này thì mình cũng cố sống cố chết bảo vệ cho được sự lãnh đạo của Đảng. Chẳng ai ngu từ bỏ vũ đài chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho kẻ khác cả.
Nhưng tại sao cứ phải đi theo CNXH mới bảo vệ được sự lãnh đạo của Đảng, trong khi càng theo CNXH Đảng ngày càng suy thoái, ngày càng mất uy tín đối với dân? Câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi tại sao cứ phải duy trì dự án Bauxite Tây Nguyên mới bảo vệ uy tín của Đảng, trong khi càng đeo lấy Bauxite Tây Nguyên Đảng càng mất uy tín, càng hao của tốn tiền?  Nếu Đảng đứng ra xin lỗi dân về sai lầm của mình và tuyên bố từ bỏ Bauxite Tây Nguyên thì Đảng càng có thêm uy tín với dân, có gì đâu nhỉ?
Cũng vậy, bây giờ nếu Đảng đứng ra tuyên bố đi theo CNXH là sai lầm, từ nay lấy Độc lập- Tự do- hạnh phúc của nhân dân làm lý tưởng của Đảng, lấy dân chủ làm kim chỉ nam để xây dựng đất nước, kiên quyết bỏ cái đuôi định hướng CNXH, kiên quyết không theo chủ nghĩa nào, tư tưởng nào hết… thì thế nào? Thì có mất Đảng không, Đảng có sụp đổ không?
Không. Hoàn toàn không!
  Khi đó dân sẽ vỗ tay hoan hô Đảng rần rần, nhất trí cái rụp để cho Đảng tiếp tục lãnh đạo chả cần tranh cãi có điều 4 hay không trong Hiến Pháp. Cho dù có đa nguyên đi nữa, bảo đảm sẽ chẳng có đảng nào cạnh tranh nổi vai trò lãnh đạo của Đảng ta. Chắc chắn là như rứa.
Tui nói rứa có phải không bà con?
NQL

Thursday, April 18, 2013

Trí thức và độc tài




Nguyễn Hưng Quốc




Chân dung Kim Nhật Thành (Kim Il-sung, 1912-1994) 
và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il, 1942-2011) 
tại Quảng trường Kim Il-Sung ở Bình Nhưỡng.


Đọc lịch sử các chế độ độc tài, từ độc tài phát xít với những Hitler và Mussolini đến độc tài cộng sản với những Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Nicolae Ceauşescu, và Kim Chính Nhật (bây giờ là Kim Chính Ân) hay độc tài quân phiệt với những Saddam Hussein, Muammar Gaddafi, Robert Mugabe…chúng ta không thể không ngạc nhiên.



Có rất nhiều điều để ngạc nhiên.


Thứ nhất, tất cả các tên độc tài, dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau, đều vô cùng tham lam và độc ác. Chúng thâu tóm toàn bộ quyền lực trong tay và với quyền lực vô tận ấy, giết vô số người, từ những kẻ thù thực sự đến những kẻ thù tưởng tượng, trong đó phần lớn là chính dân chúng ở nước chúng.


Thứ hai, tất cả đều mắc bệnh huyễn tưởng, tự xem vị thế và quyền lực của mình như một thứ gì thuộc về thiên mệnh; và vì thiên mệnh, chúng nằm ngoài hoặc nằm trên không những luật pháp mà còn cả các nguyên tắc đạo lý thông thường của con người. Giết người, thậm chí, giết vô số người, với người khác, là tội ác; với chúng, là thiêng liêng và cao cả. 



Thứ ba, vì căn bệnh huyễn tưởng ấy, rất nhiều nhà độc tài trở thành lố bịch, không khác những tên hề. Ceauşescu tự xưng mình là “Thiên tài của vùng Carparthians”, một vùng núi rộng lớn ở Trung Âu, kéo dài từ Slovakia qua miền Nam Ba Lan, miền Tây Ukraine đến tận phía Đông Bắc của Romania. Còn vợ của ông, Elena, người được cử làm Phó Thủ tướng, thì được tuyên truyền như một “Quốc mẫu”, một nhà khoa học vĩ đại (dù bà thực sự bỏ học từ năm 14 tuổi, và tất cả các cái gọi là “công trình khoa học”, kể cả luận án tiến sĩ của bà, đều do người khác viết). Rafael Trujillo, nhà độc tài ở Dominican Republic từ 1930 đến 1938 và từ 1942 đến 1952 thì tự xem mình là Thượng đế. Ông ta ra lệnh cho mọi nhà thờ trong nước phải khắc câu “Chúa ở trên Trời, Trujillo ở dưới Thế” (God in Heaven, Trujillo on Earth) và mọi bảng xe đều khắc câu “Trujillo vạn tuế”. Francisco Macias Nguema, nhà độc tài ở Equatorial Guinea từ năm 1968 đến 1979 cũng thế. Cũng tự xưng mình là Thượng đế. Dưới thời ông, biểu ngữ chính trong nước ghi “Không có Thượng đế nào khác ngoài Macias Nguema”. Saparmurat Niyazov, Tổng thống xứ Turkmenistan từ năm 1990 đến 2006 thì ra lệnh đổi tên 12 tháng trong năm theo tên ông và người thân trong gia đình của ông. Ông cũng viết sách và ra lệnh bất cứ người dân nào, để được thi lấy bằng lái xe, cũng phải thuộc lòng nguyên cả cuốn sách của ông.



Thứ tư, tất cả đều giả dối, đều sử dụng vô số huyền thoại láo khoét để biến mình thành thần tượng, thành những lãnh tụ anh minh, đầy viễn kiến, mở ra những chân trời mới cho đất nước hoặc cho cả nhân loại. Những huyền thoại ấy nhiều khi rất ngây ngô, ví dụ chuyện Kim Chính Nhật điều khiển đội tuyển bóng đá Bắc Triều Tiên trong giải World Cup 2010 bằng cách chỉ dẫn từng đường đi nước bước trong suốt trận đấu cho huấn luyện viên Kim Jong-Hun qua một chiếc điện thoại di động vô hình!



Nhưng cả bốn điều “đáng ngạc nhiên” trên đều không đáng ngạc nhiên bằng hai điều này:


Một, mặc dù tham lam, độc ác, mắc bệnh huyễn tưởng và giả dối như vậy, những tên độc tài ấy lại cầm quyền, hơn nữa, cầm quyền một cách tuyệt đối, trong thời gian rất dài, có khi cả đời hoặc nhiều đời, hết đời con đến đời cháu, chắt.


Hai, dù đầy khuyết điểm như vậy, những tên độc tài ấy vẫn được nhiều người, kể cả giới trí thức, thậm chí là trí thức xuất sắc ở Tây phương, ngưỡng mộ và hết sức bênh vực cũng như góp phần tuyên truyền cho chúng một cách nhiệt tình.



Trong hai điều trên, điều thứ hai quan trọng hơn. Giải thích điều thứ nhất, người ta có thể nói: Bởi các nhà độc tài đã xây dựng được một bộ máy tuyên truyền hữu hiệu đủ để nhồi sọ tất cả mọi người và một bộ máy quyền lực mạnh mẽ đủ để nghiền nát bất cứ người nào dám chống đối. Nhưng không có một bộ máy xã hội và chính trị nào có thể tồn tại độc lập. Vấn đề chính là ở con người, tức ở khía cạnh thứ hai, chúng ta vừa nêu ở trên: Tại sao người ta lại khiếp sợ và ngưỡng mộ các tên độc tài đến như vậy? Tại sao người ta lại để cho các tên độc tài dễ dàng lừa dối mình đến như vậy?


Trên thế giới, cũng có nhiều người từng ngạc nhiên như vậy. Có thời, những kẻ như Hitler, Mussolini, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro, thậm chí, Kim Chính Nhật đã trở thành thần tượng của nhiều trí thức và văn nghệ sĩ Tây phương. Đạo diễn Oliver Stone khen Fidel Castro là một kẻ “rất vị tha và đạo đức. Một trong những người khôn ngoan nhất trên thế giới.” Một đạo diễn khác, Steven Spielberg, cho “gặp gỡ Fidel Castro là tám giờ quan trong nhất” trong cuộc đời của ông.



Trước đó, ở Ý, Gabriele D’Annunzio, một nhà thơ lớn, cũng như nhiều nhà thơ thuộc trường phái Vị Lai khác, từng là những kẻ ủng hộ nhiệt thành Mussolini. Ở Đức, Hitler không thiếu người ngưỡng mộ, kể cả một trong những triết gia lớn nhất của thế kỷ, Heidegger, một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ, Salvador Dali, một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ, Ezra Pound. Nhà văn Na Uy từng đoạt giải Nobel năm 1920, Knut Hamsun, cũng rất ủng hộ Hitler.


Đối với các nhà độc tài cộng sản, số trí thức ngưỡng mộ nhiều hơn hẳn. Nhà văn Anh George Bernard Shaw (1856-1950) suốt đời ủng hộ Lenin, Stalin, và cả Hitler nữa. Cả Andre Gide và Doris Lessing đều từng ủng hộ Stalin tuy cả hai, sau đó, tự nhận là mình lầm. Picasso, Bertolt Brecht, Pablo Neruda, W.E.B. Du Bois, Graham Greene, v.v. cũng đều ủng hộ Stalin; trong đó, có người vừa ủng hộ Stalin vừa ủng hộ Mao Trạch Đông.



Jean-Paul Sartre cũng từng là người ủng hộ Stalin và chế độ cộng sản rất nồng nhiệt. Ông là tác giả của một câu nói gây rất nhiều tai tiếng: “Mọi kẻ chống cộng đều là chó” (every anti-communist is a dog). May, sau đó, ông thay đổi thái độ. Khi quân đội Sô Viết xâm lăng Hungary vào tháng 11 năm 1956, ông lên án Liên Xô kịch liệt. Sự phê phán của Sartre đối với Liên Xô càng mạnh mẽ hơn nữa vào năm 1968 khi quân đội Xô Viết trấn áp dân chúng Czechoslovakia trong sự kiện được gọi là “mùa xuân Prague”. Trước năm 1975, trong chiến tranh Việt Nam, ông là người tích cực ủng hộ miền Bắc và lên án Mỹ một cách gay gắt. Sau năm 1975, chứng kiến thảm cảnh của người Việt Nam vượt biển, ông lại lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam và kêu gọi chính phủ Pháp cứu giúp người tị nạn.


Chúng ta lại phải tự hỏi: Tại sao nhiều người trí thức lại dễ dàng bị các nhà độc tài lừa bịp đến như vậy? Tại sao họ lại nhẹ dạ và cả tin đến như vậy?


Nhớ, trước đây, trong những lần về Việt Nam, tôi gặp khá nhiều văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc. Nhiều người kể lại, trước phong trào đổi mới, đặc biệt, trước năm 1975, họ gần như tuyệt đối tin tưởng vào giới lãnh đạo và chế độ. Trong các buổi học tập chính trị và văn hóa, họ lắng nghe cán bộ giảng bài như nghe những lời thánh phán. Họ cắm cúi ghi chép rồi về nhà, đọc lại một cách thành kính. Sau này, cũng theo lời họ, đọc lại các cuốn sổ tay cũ, họ thấy những ý kiến trong ấy rất hời hợt, thậm chí, ngô nghê. Họ tự hỏi: Tại sao thời ấy họ lại xem những ý kiến ấy như những lời vàng ngọc như vậy? Chính họ, họ cũng không biết rõ câu trả lời. Tất cả đều cho: Đó chỉ là hậu quả của việc nhồi sọ.



Lại nhớ, mấy năm đầu sau 1975, một số trí thức Việt kiều ở Pháp về thăm nước rồi viết bài đăng tải trên báo chí ở Paris. Họ khen Việt Nam không tiếc lời. Trong lúc người Việt Nam đói đến xanh xao mặt mũi, họ khen đời sống rất sung túc. Trong lúc cả hàng chục ngàn người bị bắt đi cải tạo và con cái họ không được vào đại học, họ khen “chính quyền cách mạng” thực tâm hòa giải, không có bất cứ một chính sách kỳ thị nào đối với những người thuộc chế độ cũ trước đó. Trong lúc cả hàng triệu người bất chấp nguy hiểm tìm cách vượt biên tìm tự do, họ cho Việt Nam là một quốc gia dân chủ và ao ước một ngày nào đó được về nước sống hẳn (dù trên thực tế, không bao giờ họ về cả!)


Trí thức trong nước bị nhồi sọ. Nhưng còn trí thức ngoài nước thì sao?



Trong lúc loay hoay tìm cách trả lời cho câu hỏi ấy, cũng như câu hỏi về sự nhẹ dạ và cả tin của trí thức thế giới nói chung, tự dưng tôi nhớ đến mấy câu thơ của Nguyễn Quốc Chánh trong bài “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”:


“Có 3 thứ không thể kết hợp với nhau nổi. Đó là: Thông minh, lương thiện & cộng sản.


Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản,
Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, &
Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh.”


Những câu thơ ấy ám ảnh tôi đến độ tôi không thể nghĩ tiếp được nữa.



Đành dùng chúng thay cho lời kết luận của bài viết.

Wednesday, April 17, 2013

TÀO LAO DIỄN LUẬN

Trầm Bê và Đảng ai là đại gia?


canhco


Trong khi câu chuyện sửa đổi hiến pháp còn râm ran trên các trang mạng thì xảy ra vụ “chùa Trầm Bê” làm ít nhiều không khí hứng khởi của Điều 4 nhạt đi. Người đọc cảm thấy câu chuyện của đại gia Trầm Bê có vẻ dính dáng ít nhiều tới đời sống tâm linh của mình, nhất là phật tử, hơn là mùi vị chính trị vừa ngai ngái lại xa vời với chén gạo nồi cơm trong nhà.




Thật ra hai câu chuyện có liên hệ “hữu cơ” rất mật thiết hơn nhiều người nghĩ. Gia đình đại gia Trầm Bê và Đảng Cộng sản Việt Nam trên căn bản rất gần nhau về bản chất và quá trình tiến tới thành công như ngày nay. Nói không quá lời thì gia đình này là bản sao được thu nhỏ của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Báo chí viết rất kỹ tiểu sử của toàn bộ thành viên gia đình đại gia Trầm Bê sau khi vụ mất sừng tê giác xảy ra cho thấy sự phấn đấu của một gia đình xuất thân từ nghèo khó, thiếu học chỉ sau một thời gian rất ngắn đã chiếm lĩnh gần như tất cả danh vọng, quyền lực, ngôi vị để tiến đến tham vọng cuối cùng là mang hình ảnh gia đình mình trấn trước chánh điện của nhiều ngôi chùa mà Trầm Bê bỏ tiền ra xây dựng.



Theo báo chí, Trầm Bê là con cả trong một gia đình nghèo 4 người con tại Trà Vinh. Tuổi thơ cơ cực khiến ông có khát vọng vươn lên làm giàu và bắt đầu sự nghiệp tại công ty chế biến lâm sản Đông Anh. Chỉ trong vòng 10 năm, Trầm Bê tiến quân vào bất động sản, thành lập bệnh viện tư Triều An với nhiều ưu đãi của nhà nước, rồi công ty thủy sản Sơn Sơn và sau cùng là tiến vào ngành ngân hàng với nhiều vị trí lớn. Từ Ngân hàng Phương Nam tới Sacombank, Trầm Bê dần dần nắm trọn cơ cấu và tiến cử ba người con là Trầm Trọng Ngân, Trầm Thuyết Kiều và Trầm Khải Hòa trở thành những đại gia như mình.


Trầm Bê sinh năm 1959 con út là Trầm Khải Hòa sinh năm 1988. Cả nhà gom lại gia tài trên ba ngàn tỷ. Con út là triệu phú đô la nổi tiếng trẻ nhất Việt Nam.



Tiểu sử cả nhà họ Trầm rất ngắn, ngắn hơn tiểu sử thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng quá trình thì lại giống nhau. Trầm Bê xuất thân là gia đình nghèo. Đảng Cộng sản được gây dựng nên cũng từ thành phần cố nông. Khát vọng Trầm Bê là phải làm giàu vì nghèo. Khát vọng của Đảng Cộng sản là nắm chính quyền, một hình thái khác của tham vọng giàu có và quyền lực.


Trầm Bê tiếp tay phá rừng, đôi khi trực tiếp làm lâm tặc trong mười năm tại công ty chế biến lâm sản Đông Anh, kiếm tiền móc nối với chính quyền các cấp và tiến xa hơn vào những lãnh vực mà cả nhà chưa có ai được đào tạo là bất động sản và ngân hàng.


Đảng Cộng sản đấu tố trong cải cách ruộng đất, một hành động không khác phá rừng của Trầm Bê là mấy, khác ở điều Trầm Bê đốn cây còn Đảng đốn người, nhằm triệt hạ địa chủ thì ít mà dằn mặt, phá hủy tận cùng bản sắc thuần hậu của nông dân Việt Nam thì nhiều với mục đích duy nhất là nắm chặt và phát triển quyền lực.



Trầm Bê sau khi tắm rửa khuôn mặt của một lâm tặc, móc nối với tham quan tiến nhanh tới mục đích làm giàu trong thời gian kỷ lục. Đảng Cộng sản sau khi lãnh đạo thành công cuộc chiến tranh chống Mỹ đã tắm rửa và thay đổi bộ áo vì nhân dân, tiến tới làm giàu cho từng đảng viên, những kẻ có công với Đảng.


Lãnh đạo càng cao, bổng lộc càng lớn, cuối cùng tập trung quyền lực vào bốn khuôn mặt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. Bốn vị này không hề thua kém đại gia Trầm Bê bất cứ lãnh vực nào. Họ cũng đáng gọi là đại gia, đại gia Đảng.


Trầm Bê ít người hơn, quyền lực và tiền bạc tập trung vào vợ chồng con cái tổng cộng 5 người cùng giòng họ bà con hơn chục người nữa. Tất cả chia nhau chiến lợi phẩm lấy từ xã hội và nhân dân.



Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là chuyện Trầm Bê treo hình ảnh gia đình mình ở những nơi tôn nghiêm sau khi cúng dường tiền xây chùa. Ý muốn này thật ăn khớp với ý muốn của Đảng Cộng sản Việt Nam treo điều 4 trong Hiến Pháp, ngôi nhà thâm nghiêm của cả dân tộc, sau khi lấy xương máu nhân dân Việt Nam lập thành chiến tích riêng cho đảng của mình.


Trầm Bê lộng hành vì không hiểu hết văn hóa của dân tộc, cốt lấy khiêm cung mà tu dưỡng bản thân chứ không phải dùng tiền để mua một chốn mà y cho là vĩnh hằng ở cõi tạm này. Đảng Cộng sản Việt Nam không biết được sức mạnh thật của quần chúng sau bao năm xa rời họ và lãnh đạo bằng bạo lực. Treo điều Điều 4 trong Hiến pháp chỉ làm cho Đảng sớm vong thân chứ không thể là lá bùa treo yễm lòng căm phẫn của người dân.


Giống như Trầm Bê chọn sự hối lộ sư sãi để ngang hàng với thánh thần, Đảng chọn con đường kể công như một sự hối lộ cho tầng lớp đảng viên để treo hình tượng của đảng mình trong hiến pháp với ước muốn thống trị dân tộc đời đời.



Lấy Trầm Bê để soi rọi việc làm của Đảng không có gì chính xác hơn và có lẽ đây là cơ hội giúp mọi người nhìn Đảng rõ hơn, nhất là những đảng viên chân chính. Giống như những tín đồ Phật giáo chân chính thấy được Trầm Bê đã lợi dụng lòng tin của mình như thế nào khi bước vào ngôi chùa tôn nghiêm lại phải cúi đầu lòn qua cả nhà Trầm bê đứng ở nơi cao nhất.


Và 90 triệu người dân Việt có sẵn lòng chui dưới bảng Hiến pháp có Điều 4 đang ngự trên ấy hay không?


Ảo tưởng của Trầm Bê kéo theo lời khinh bỉ, miệt thị. Áo tưởng của Đảng kéo theo cách mạng và máu.



Tấm hình gia đình Trầm Bê sẽ bị xé nát không chóng thì chày bởi những tín đồ Phật giáo chân chính. Điều 4 của Đảng cũng sẽ trong hoàn cảnh tương tự nhưng khác ở chỗ: nó sẽ bị xé bằng máu, còn ít hay nhiều tùy thuộc vào âm đức tổ tiên.

TẢ PÍ LÙ




Được đăng bởi phot_phet 



Bàn về diệu Thành Ủy, bạn Miến Xào trên diendanvanhoathethao.net viết:


Bạn gửi cho cái ảnh chụp bằng điện thoại. Ảnh của hộp đựng một chai rượu, trên đó ghi như sau (phòng khi ảnh mờ không đọc được):

Suối Tiên Đệ Nhất Tửu

Dùng để chiêu đãi, tiếp khách đặc biệt của Thành Ủy TP.Hồ Chí Minh.

Là loại rượu đặc biệt dùng cho thanh niên, trung niên và người cao tuổi, được ngâm bởi các loại rễ dược thảo quý hiếm chỉ lấy những rễ ở hướng mặt trời mọc từ 5-9 giờ sáng cùng với mật gấu, sau đó hạ thổ trong lòng đất 14 tháng mới bốc lên dùng.

Trước hết thấy cái đoạn quảng cáo này có vẻ lủng củng. Nói ngắn hơn thì bảo không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai là xong. Hạ thổ thì đương nhiên là trong lòng đất chứ chẳng lẽ hạ thổ xuống cống hoặc bể phốt. Chẳng hiểu sao lại hạ thổ 14 tháng mà không phải 1 năm, 3 năm. Hái thuốc mà chờ đến 9 giờ sáng thì coi như vứt đi, sương đã tan hẳn rồi. Cái quan trọng là rễ gì thì không thấy nói tới trong đoạn quảng cáo. Còn gấu, chắc là loại gấu thích ăn cơm, thả vào rừng thì cứ đứng tần ngần mãi ở cửa rừng vì nhớ bữa chiều ông chủ cho ăn mì tôm nấu với thịt bò.

Lạ một điều, sao Thành Ủy TPHCM lại đi quảng cáo theo kiểu rất chi là cột điện yếu sinh lý như thế. Nếu là rượu đặc biệt để cơ quan này tiếp khách thì chẳng cần quảng cáo trên vỏ như đoạn trên, trừ phi định thương mại hóa sản phẩm. Tầm Thành Ủy thì phải làm việc to tát chứ ai lại đi bán thuốc ê, thành ra rất có thể sản phẩm này là của bọn người xấu. Nghe nói nhiều đại gia có cả hầm rượu to vật vã nhưng vẫn cố sở hữu bằng được một chai Thành Ủy mới xong. Đúng là cứt cá hơn lá rau, các cụ nói cấm có sai câu nào. Cũng nghe nói mật gấu, tay gấu vân vân... người xưa chỉ ngâm riêng một bình, lúc nào lấy ra dùng mới trộn với các loại khác vì đó là thuốc, rượu chỉ là chất dẫn. Nay đem trộn cả với nhau cho oách xà lách, có khi bổ ngược.

***

Nhà mình hỏng cái chuông cửa, gọi thằng thợ đến sửa mà 3 ngày không thấy vác mặt. Đcm điên quá nên gọi lại cho nó, chưởi loạn xị. Nó cũng đéo vừa, chưởi lại mình, rằng đcm anh a lô phát là em đi luôn, bấm chuông cả tiếng đồng hồ đéo thấy ai ra mở cửa.

Hố hố hố, đcm cái thằng! Thật là thiên tài!

***

Thằng ku em dân báo chí kể, đồng nghiệp nó, một chân dài đái khai lần đầu đi Trường Sa biên lách cái đéo gì về biển đảo. Để ngấm cái gian lao lính đảo, nàng mò đến một đảo chìm để sinh hoạt ( đéo phải địt) cùng anh em.

Ở đảo chìm, nước ngọt là máu trắng. Ấy thế mà mỗi sáng mai thức dậy nàng cứ vục hẳn chậu to cho mỗi cái việc là...rửa lồn.

Khổ thân cho lính đảo, những sáng như thế, anh em nhất loạt nhịn...đánh răng.

Hehe đcm, gian lao đến thế là cùng.

***

Bàn về việc thay tên đổi họ, bạn Cave Núi viết thế này:


Hồi nhóm 72 nhân sĩ gửi bản góp ý Hiến pháp, thoạt đầu em đọc cũng thấy xuôi xuôi, nhưng đến khi các bác đề xuất 1 bản hiến pháp để tham khảo, nhìn thấy tên nước các bác đề xuất là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì em nản các bác luôn. Hôm nay thấy báo lề phải cho hay những cái hay trong đề xuất các bác người ta không xem xét, còn cái cực dở là tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì người ta bảo rằng có thể được xem xét nên biên thêm mấy dòng này (mấy dòng thôi, không phải bài, dạo này em ngại viết).

Người ta có thể quan niệm tên nước gọi sao cũng được miễn là nước đó mạnh giàu, dân nước đó ấm no tự do hạnh phúc. Có thể chưa đề cập đến chuyện đổi tên nước vì có nhiều thứ quan trọng hơn cần làm trước, có thể vì thảo luận Hiến pháp vô bổ nên không bàn, có thể vì abc xyz…

Còn nếu đã quan niệm tên nước là quan trọng thì một khi đã bàn đến chuyện đổi tên nhất định phải chọn 1 cái tên gì cho hay ho. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không phải là 1 cái tên như vậy.

Trước hết phải thấy tên các quốc gia mà có những từ lấp lánh thể hiện ước vọng, kiểu “dân chủ”, “nhân dân”, “dân chủ nhân dân”, “xã hội chủ nghĩa” (có rồi), “tự do hạnh phúc”, “no nê trù phú”, “hạ giới thiên đàng”… (em bịa thêm) chỉ gặp ở những nước nằm trong/chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu (Đại Hàn Dân quốc/ Trung Hoa Dân quốc), hoặc những nước nằm trong/chịu ảnh hưởng nền chính trị Liên Xô. Thiên hạ thường gọi tên nước đơn giản hơn nhiều, có thể thêm “cộng hòa” hay “vương quốc” (Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Cộng hòa Ấn Độ, Vương quốc Thụy Điển, Vương quốc Campuchia…), có thể thêm những từ chỉ cấu trúc liên bang, hợp bang, liên hiệp nếu có (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ireland, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất…), và cũng có thể chẳng có những chữ đó (ví dụ tên nước Nhật Bản chỉ là Nhật Bản-chẳng thèm “Vương quốc Nhật Bản”)

Thứ hai, cái tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”trùng khít với tên gọi miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước 75 nên bắt buộc xô đẩy người ta nhớ đến miền Bắc thời kỳ ấy.

Đó là một xứ sở mà người dân sùng bái 1 vị lãnh tụ mắt như sao râu hơi dài cái gì cũng giỏi cái gì cũng đúng-tương tự như lãnh tụ Stalin ở Nga Xô, Kim Nhật Thành ở Bắc Triều tiên, Mao xếnh xáng ở Tung Của, Fidel râu quai nón ở Cuba…-tức là thời kỳ có nạn “sùng bái cá nhân” đối với lãnh tụ, cái mà các bác Nga gọi là культ личности (cult of personality). Dù lãnh tụ có giỏi đến đâu thì sự sùng bái cá nhân đó không có gì chung với 1 xã hội dân chủ mà người ta khát vọng.

Đó là một xứ sở đã tiến hành cuộc cải cách ruộng đất kinh hoàng, không chỉ là 1 sai lầm về chính trị-kinh tế mà còn đảo lộn nhiều luân thường đạo lý ở thôn quê.

Đó là một xứ sở đã can dự vào 1 cuộc chiến tranh, thôi khỏi nói.

Đó là một xứ sở đàn áp văn nghệ tự do, không chỉ Nhân văn Giai phẩm mà mấy anh hát nhạc vàng như Toán xồm cũng bị đánh cho bầm dập.

Đó là 1 đất nước mà người đứng đầu Chính phủ đất nước ấy thừa nhận những yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông (công hàm Hoàng Sa của Phạm Văn Đồng).

Đó là 1 đất nước giống Bắc Triều tiên ngày nay vô cùng, nhưng thua Bắc Triều tiên ở 1 điểm, không có tên lửa khủng.

Nước đó, theo em biết, quan chức không tham nhũng lớn. Nhưng người ta ghét tham nhũng ở chỗ tham nhũng làm dân chúng nghèo đi. Chứ nước đó, chẳng ai bảo người dân là giàu có cả. Ti vi tủ lạnh cát sét vân vân là những thứ mà sau này nước đó được bên thua cuộc khai sáng cho, kể từ 1975.

Các bác thích chọn cái tên đó thì chọn, em thiệp.

Ảnh: Hồ Chủ tịch phát biểu, sau lưng ông cụ là dòng chữ “Hồ chủ tịch muôn năm”


Hế hế hế, thế thì khác đẹo chi "Hoàng thượng vạn tuế, vạn van tuế".

(từ phọt phẹt blog)







Tuesday, April 16, 2013

HƠI QUÁ CHÉN...