Tuesday, October 1, 2013

Tào lao chính sự quê nhà


Người buôn gió





Ngày 6/8.2013 TBT Nguyễn Phú Trọng cho ra mắt 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng nghiêm trọng. Tất nhiên kiểm tra tham nhũng thì không thể kiểm tra trong nhân dân được, đối tượng của đoàn kiểm tra trung ương chắc phải lớn lắm. Lớn đến mức mà lực lượng cảnh sát đề nghị được trang bị máy bay trực thăng để xâm nhập nhà riêng cá nhân trụ sở cơ quan, tổ chức bất kể là của nước ngoài hay Việt Nam miễn là đóng trên đất nước Việt Nam. Tuy rằng lý do trang bị máy bay này là nhằm đối phó các phần tử khủng bố.

Khủng bố ở Việt Nam là lực lượng nào.? Người ta vẫn nói đến các thế lực phản động, những bọn biểu tình dân oan mất đất, lề trái....nhưng hàng chục năm lại đây, thực tế cho thấy những lực lượng này tuy có đông nhưng khó lòng gây ra những xung đột để có thể phải dùng đến máy bay, thuyền cao tốc trấn áp.



Vậy có lực lượng khủng bố nào mà có cả cơ quan, trụ sở.?

Lực lượng đó có thể là những trùm tham nhũng đầy quyền lực, có trụ sở, có khí tài, có binh quyền. Khi bị động đến bản thân, sẵn những gì có trong tay, chắc gì tham nhũng chịu khoanh tay chờ trói. Những phản ứng tự vệ của tham nhũng có quyền hành lúc đó có khi còn khủng khiếp hơn cả khủng bố.

Và những cuộc diễn tập quy mô chống khủng bố cùng với đòi hỏi trang bị vũ khí tối tân, hiện đại của lực lượng cảnh sát chắc sẽ là dự phòng phù hợp với những phản ứng của các đối tượng tham nhũng có quyền hành trong tay.

Những dấu hiệu cho thấy hăm dọa về một cuộc nội chiến nhỏ không phải là không có. Tuy nhiên người dân khỏi phải lo, nếu có xảy ra thì diễn biến mang màu khói lửa, súng đạn trong vài khu vực sẽ rất nhanh. Không phải cuộc nội chiến tương tàn kéo cả dân nhân vào cuộc. Bởi những đối tượng cuộc nội chiến này đều chân trong, chân ngoài, sắp hết điều kiện cho con cái cư trú nước ngoài, tài khoản trong ngân hàng nước ngoài, thậm chí là cả cơ sở kinh doanh ở nước ngoài. Cho nên vài đường giao đấu thấy khó thắng. Một bên sẽ tìm nước chuồn đi để hưởng thành quả bao năm tích cóp, chả dại gì kiên trì chiến đấu để dành quyền lực trên một đất nước đã xác xơ mọi mặt.



7 đoàn kiểm tra của trung ương thật đồ sộ bởi những cán bộ nòng cốt có khả năng kế cận cho nhân sự BCT khóa tới. Có lẽ đây là phần thưởng mà TBT Nguyễn Phú Trọng dành cho họ để cho họ có động lực tham gia nhiệt tình vào công tác kiểm tra, đánh một trận lớn, giải quyết tham nhũng, đưa niềm tin của dân chúng vào Đảng trở lại.

Nói về niềm tin của dân chúng đối với Đảng, có phải đó là mối lo trăn trở của ngài TBT bạc tóc , tấm lòng son sắt trung tỉnh của ngài với lý tưởng không.? Có phải vì những tâm tư năng lòng với Đảng, với CNXH mà ngài dồn hết sức lực cuối cùng để dẫn quân xung trận bao phen, với mục đích duy trì uy tín cho Đảng, duy trì đường lối đưa Việt Nam đi theo con đường CNXH đúng đắn để sớm đên thên đường hạ giới chăng.?

Ngài TBT nghĩ thế nào không biết. Nhưng trong bối cảnh mà đầy quan tham , cơ hội trong Đảng như ngày nay. Ngay như trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh , vị tướng cưng của ngài cũng còn đang loay hoay với hàng ngàn tỉ bị chính phủ cáo buộc là làm thất thoát. Mà ngài triệu tập được một đội ngũ kiểm tra như vậy thật là cả công trình lớn.Ngài TBT dùng kế gì để làm được điều không tưởng ấy?

Nếu ngài chỉ dùng cái niềm tin , trăn trở của mình để khiến họ nghe theo, tập hợp dưới cờ ngài. Một là ngài có uy tín quá lớn, hai là lý tưởng về CNXH về Đảng CS trong lòng những người theo ngài cũng còn rất lớn. Nhưng thực tế thì cái tên thiên hạ người ta gọi cho ngài, giờ còn được công khai trên báo, cái tên " Trọng Lú '' nói lên uy tín thực của ngài. Còn môn học Mác Lê giờ bèo bọt đến nỗi phải khuyến mại không bắt đóng học phí để mong có người theo.



Không có uy tín lãnh tụ, không có niềm tin chính nghĩa thuyết phục. Thế nhưng những ủy viên BCT, ủy viên trung ương còn ở lứa tuổi cận kề cho những chức vụ mới hơn khóa tới đây hăm hở theo ngài TBT xung trận với bọn tham nhũng vốn dĩ rất thế lực và thủ đoạn, dã tâm. Động cơ của những thành viên đoàn kiểm tra theo ngài TBT già nua ấy là gì.?

Mệnh đề A- Đằng sau ngài TBT liệu có thế lực ngoại bang nào đủ lớn để họ tin tưởng theo ngài chăng.? Mệnh đề B- Kế hoạch nào cho đất nước chấn hưng về mọi mặt sau cuộc kiểm tra thanh trừng này khiến họ theo ngài chăng.?

Cả hai mệnh đề đều có khả năng, nhưng dù một trong hai mệnh đề này xảy ra, thì sự biến đổi ở Việt Nam sẽ rất lớn. Ở mệnh đề A sẽ chính thức biến Việt Nam thành nô lệ, phiên thuộc. Ở mệnh đề B đất nước sẽ có thay đổi, CNXH không còn. Ở mệnh đề nào thì TBT Nguyễn Phú Trọng cũng lưu danh muôn thuở trong trạng thái khác nhau của hậu thế, tùy thuộc vào mệnh đề nào diễn ra.

Những người theo ông Trọng đơn giản rằng vì họ ở tương lai khóa tới. Dù có diễn ra theo mệnh đề nào thì họ cũng là những người nắm chắc những vị trí quyền lực trong những năm tới đây, A hay B đối với họ không cần phải suy tính lắm. Chỉ một điều muốn chắc khóa tới thì tập hợp lại dưới cờ ông Trọng ( truyện cổ tích Việt Nam có ông Trọng được phong thần vì giúp dân trừ thủy quái đấy, thưa TBT Nguyễn Phú Trọng ), tập hợp dưới cờ ông Trọng để tiêu diệt tham nhũng, cũng là tiêu diệt thế lực đối trọng sẽ cản trở vị trí của mình trong tương lai. Đó mới là động cơ của những nhân sự tham gia hăng hái 7 đoàn kiểm tra.



Cũng ngày 6/8 bí thư tỉnh ủy Ninh Bình, ông Bùi Văn Nam được điều chuyển về Bộ Công An làm thứ trưởng. Ông Nam vốn dĩ chuyên ngành tình báo. Có lẽ những hồ sơ của tướng Hưởng ( mà theo quanlambao đề cập) sẽ bị vô hiệu hóa bởi thứ trưởng mới Bùi Văn Nam. Các ủy viên không phải e ngại chần chừ nhìn lá phiếu như đã xảy ra đợt mới đây khi BCT trình xin ý kiến kỷ luật '' một đồng chí trong BCT'' , hay còn gọi là đồng chí X như lời chủ tịch Trương Tấn sang.
Đông chí X tứ bề thọ địch, giờ khó có người để đi '' vận động '' giúp đông chí nữa, muốn động thủ thì đối phương cũng sẵn sàng dùng tàu bay đột kích thành phố vào tận trụ sở với lực lượng tinh nhuệ. Nước thì xa, lửa thì gần.


Có lẽ cách hay nhất để hoãn binh, tránh đối đầu trong lúc khí thế đối phương dâng cao. Đưa thế trận vào cảnh khó xử là tốt nhất. Để lâu dài lực lượng đối phương giảm tinh thần, có thể mâu thuẫn nội bộ. Đồng chí X sẽ lại chọn con bài uy tín cá nhân trên quốc tế. Với ông thông gia bên kia bờ đại dương và lực lượng tình báo trá hình đủ kiểu doanh nghiệp ở hải ngoại, tất cả sẽ vận động mọi quan hệ cho đồng chí X có những hợp đồng kinh tế mang lại lợi ích trước mắt cho đất nước. Với những hợp đồng sẽ được báo chí trong ngoài ca ngợi sau khi ký được. Chắc hẳn đối phương phải tạm thời dừng lại xem xét tình hình.

Như thế có thểđồng chí X sẽ sắp công du đến cường quốc nào đó trong thời gian ngắn tới đây. Có lẽ Hoa Kỳ là nơi hợp lý. Hợp lý để diễn giải rằng Chủ tịch nước đi trước mở quan hệ, thủ tướng đi sau ký kết hợp đồng. Lý do khả dĩ khiến BCT hài lòng vì nó giải tỏa được tâm lý đang lan rộng là chuyến đi của chủ tịch nước chẳng có thành quả gì.

Nếu đồng chí X sắp có chuyến đi như vậy. Chuyện nước non và chính sự đến đâu nữa không cần biết. Nhưng hy vọng số phận thằng bạn Lê Quốc Quân của mình có lẽ sẽ được xem xét. Bởi thế mình không mong gì nó được đem ra xử ngay bây giờ như gia đình nhà nó đang mong. Xử sớm e rằng thế lực nào đó sẽ đập Quân nhát nặng nề để cản trở những quan hệ Việt Nam- Hòa Kỳ sắp tới.

Cái thằng bạn mình chả là cái gì, gặp là vài câu mở đầu đã bị mình mắng xa xả, đông người còn dám bật, ít người thì im thin thít.Một thằng như vậy, bỗng nhiên số phận thành một vật để người ta đưa đẩy khi quan hệ với nhau. Nghĩ thật tội. Lê Quốc Quân làm kinh doanh, tư vấn về kinh doanh, sống trong lòng cộng sản, hơn ai hết Lê Quốc Quân thừa biết phải cẩn trọng với việc thuế má. Thế nhưng người ta vẫn nhất quyết tóm Quân vì tội '' trốn thuế''. Bởi đó là lý do một nước như Hoa Kỳ vốn nghiêm khắc với tội trốn thuế sẽ không nói được gì cho Quân, muốn giúp Quân chi có nước thỏa hiệp ngầm rất tế nhị nào đó.

Hy vọng một kết quả tốt cho bạn mình, còn chuyện chúng nó quan hệ, đấu đá thế nào. thật sự chả đáng cho mình quan tâm nữa.



Đế quốc hay được người Việt Nam gọi là tư duy thực dụng. Nhưng có một điều ít ai thấy là các đế quốc thường quan tâm đến những người đấu tranh cảm tính, kiểu bồng bột, ngay thẳng và đam mê. Bởi thế dù là là của đảng này hay không thì những người như Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ...những con người có bầu máu nóng sôi sục, nhiều khi hành động chả toan tính gì cứ theo phản xạ bản năng, sống theo tiếng gọi lòng mình. Thì chính những người như thế lại được thế giới hay còn gọi là bọn đế quốc thực dụng quan tâm và lên tiếng nhiều hơn.

Chẳng phải Mai Cơn, đứa con cưng của Bố Già chỉ cần nhìn hình ảnh người du kích quân bị bắt ngoài đường phố mà thấy ra một thể chế độc tài tưởng như vững chắc sẽ sụp đổ hay sao.?


Trên đây là những suy diễn linh tinh của cá nhân, hoàn toàn không phải là nhận định của chuyên gia, các bạn đọc nên đọc theo tính chất giải trí. Đề nghị các bạn ở báo Đảng nếu có phản bác thì trích lại lời khẳng định này của tác giả về bài viết.





Tào lao chính sự quê nhà 2





Chắc hẳn chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận ra điều gì khi ông đi Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sau chuyến đến thăm hai cường quốc, gặp hai nguyên thủ đứng đầu. CTN Sang trở về lặng lẽ buông rèm,, ý muốn bắt sâu, diệt tham nhũng, xóa lợi ích nhóm hừng hực trước kia dường như đã nguội lạnh trong ông.

Ông Sang thấy gì ở chuyến đi đó.? Chắc sẽ là bí mật, chỉ biết rằng điều bí mật ấy lớn đến nỗi khi trở về ông gần như mai danh, ẩn tích. Tránh xa cả đám chiến hữu từng sát cánh năm ngoái đòi diệt sâu với ông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Pháp, xét về mặt ký kết hợp tác đã thành công, có hợp đồng, có hợp tác chiến lược. Báo chí ca khúc khải hoàn vang trời. Kế tiếp thành công, thủ tướng dẫn đoàn bộ sậu thân tính vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ để gặp những đối tác kinh tế hùng mạnh.

Phương Tây gạt bỏ yếu tố nhân quyền, mặc cho những người đấu tranh cho nhân quyền ở VN đứng bên ngoài biểu tình. Gạt không cho phóng viên không biên giới đưa kiến nghị thả 35 tù nhân lương tâm bị bắt. Miễn sao để ký được hợp đồng với chính phủ VN êm xuôi.




Những bản hợp đồng không phải là đến ngày hôm nay gặp ở Pari mới được soạn thảo, nó nằm trong những việc đã được vạch ra ít nhất là từ năm 2011, giữa những cường quốc Phương Tây với nhau. Cuộc bàn luận cân nhắc để Đức hay Pháp đứng ra làm chủ trì công cuộc kéo VN về gần với Phương Tây. Cuối cùng nước Pháp, một nước từng có nhiều kỷ niệm và dấu ấn văn hóa với VN đã được lựa chọn. Một lộ trình như thế tất hẳn sẽ có những yếu tố nhân quyền nằm ẩn sâu bên trong, chứa đựng những giải quyết triệt để về vấn đề đó, chứ không phải là đi giải quyết nội dung vài bản kiến nghị, vài cuộc biểu tình tức thời. Tuy nhiên kết quả không thể là ngày một ngày hai để chúng ta được thấy ngay.

Cho nên các bạn kiến nghị, biểu tình có bị ngăn chặn. Xin đừng buồn. Người phương Tây tuy thực dụng, tuy chỉ vì lợi ích kinh tế của họ ( như đám dư luận viên tuyên truyền ) nhưng phần nhân ái của họ chắc hẳn hơn những chế độ độc tài. Các bạn kiến nghị, biểu tình đều ở phương Tây hiểu sự nhân ái đó hơn ai hết qua cuộc sống hàng ngày mà các bạn đã trải nghiệm.( đến phần này một số DLV lại lôi chuyện đế quốc, thực dân ngày xưa ra để cãi nhau. Xin thưa rằng lịch sử từ sau cuộc đại chiến thế giới đến nay, đã khiến phương Tây hiểu hơn nhiều về một thế giới cần hòa bình thực thụ, và nền hòa bình đó cần phải được xây dựng trên thế giới bằng những quốc gia dân chủ, tự do chứ không phải của bọn độc tài quân phiệt giả nhân, giả nghĩa )

Các bạn đưa kiến nghị đã bị gạt bên lề ở Pari nên vui mừng. Vì những hành động của các bạn từ xưa đến nay , đã là chất xúc tác khiến phương Tây muốn kéo VN về họ hơn nữa. Bởi một Việt Nam hừng hực ước muốn đòi tự do, dân chủ từ trong nước đến bên ngoài chắc thuận lợi hơn so với một Bắc Hàn chìm đắm trong u mê, tăm tối.

Trở lại câu chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành công ở Pari. Tin tức bay về quê nhà, báo chí Việt Nam một bên thì hân hoan đón mừng. Và cái gọi là thành công này không phải là công sức hay tài năng gì của chính phủ Việt Nam cả, nguyên nhân đã nói phía trên.




Một bên khác thì sao.?

Ngay lập tức, dường như cùng một lúc, cùng một hiệu lệnh.

Hàng loạt bài viết gióng lên hồi chuông về kết cục bi thảm của nền kinh tế Việt Nam, nào là rơi đáy, nào là hạ cánh cứng, rồi nguy cơ không thực hiện được chỉ tiêu đặt ra....

Chưa đủ, đích thân những vị nguyên thủ bấy lâu nay kín tiếng bất ngờ trở lại diễn đàn, phát ngôn dậy sóng. Đầu tiên là chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, kế đến là hai trưởng ban nội chính, kinh tế của Đảng là Nguyễn Bá Thanh, Vương Đình Huệ cũng hiện diện xăng xái làm việc hoạt bát. Người đòi xử vụ này, người đòi kiểm tra cái kia.

Trong vòng vài ngày, lúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công du. Ông TBT Nguyễn Phú Trọng tuy thần sắc không khỏe lắm, nhưng liên tiếp đăng đàn kêu gọi trên mọi vấn đề từ tham nhũng, lợi ích nhóm đến bảo vệ điều 4 hiến pháp, giữ vững vai trò của Đảng. Trong cuộc gặp cử tri ở Hà Nội, ông Trọng khẳng định vai trò của Đảng là lực lượng lãnh đạo tuyệt đối, ông chắc chắn rằng chúng ta đang đi trên con đường CNXH, không phải là thời kỳ nào khác nữa mà cần phải thay đổi này nọ. Giữ nguyên thế là đúng rồi.

Làm sao mà có sự trỗi dậy mạnh mẽ đòi truy xét nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy yếu, tìm nguồn gốc tham nhũng như vậy vào lúc này. Và tại sao trong những đòi hỏi đó, ông Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu lại kèm theo một điều kiện tiên quyết là giữ vững sự lãnh đạo của Đảng. ?

Có lẽ là thế này, kinh tế VN đã xuống đáy thật sự, điều này khỏi bàn cãi. Tham nhũng, quan liêu, điều hành kém là do lỗi tại ai. Tại chính phủ do Nguyễn Tấn Dũng hết ư.? Chẳng phải là ông Dũng đã cười nhạt nói rằng - tôi làm theo Đảng, Đảng bảo tôi làm thì tôi làm, tôi là người của Đảng. Mà đúng là chính phủ của ông Dũng toàn là Đảng viên đấy chứ, có phải người nào khác đâu.?





Từ sự suy thoái của kinh tế và tham nhũng đó. Nội bộ VN nảy ra mâu thuẫn, nhưng sự mâu thuẫn vẫn dựa trên cái trục xoay theo phương châm người Trung Quốc dạy bảo là '' vừa hợp tác vừa đấu tranh ''. Phía Đảng dùng tuyên truyền giương ngọn cờ chống tham nhũng, yếu kém và kiên trì định hướng CNXH, kiên trì vai trò lãnh đạo của ĐCS. Phía kia thì cố gắng xoay sở chống đỡ, cố gắng đi vay mượn tiền bên ngoài, cũng cố gắng gắng duy trì chế độ CS bằng quân đội, công an. Tựu trung cuộc chiến hai bên có giằng co thế nào vẫn phải giữ mục tiêu duy trì ĐCS, duy trì chế độ làm trọng tâm.

Nhưng hành trình tiến về phương Tây không thể nào khác được. Vì chỉ nơi ấy có tiền. Người bạn chiến lược lớn TQ sau vụ xử UVBCT Bạc Hy Lai đã gây cho nhiều ủy viên khác phải e dè về sự chuyên chế của chế độ,sự lo lắng cho bản thân của các quan chức cao cấp ĐCSTQ đã góp phần làm cho Trung Quốc trở nên dao động hơn bởi những dao động âm ỉ sẵn có từ phía nhân dân. Một lãnh đạo mới nên như Tập Cận Bình phải đối phó giải quyết với chính sự tồn vong của Đảng mình, trong lúc rối bời như thế, còn đâu suy nghĩ để giúp một ĐCSVN vốn dĩ xưa nay trong lòng vẫn nghĩ là '' tráo trở''.

Chắc hẳn đến đây đã hiểu vì sao chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau khi đi Trung Quốc, vội vã đi Hoa Kỳ và rồi về im tiếng. Trung Quốc đã không giúp, và Hoa Kỳ cũng không mặn mà gì với ngài chủ tịch mang tấm ảnh HCM đem ra làm quà. Hoa Kỳ thích con người nào thực dụng, sẵn quyền, sẵn có những lợi ích đang nằm trên đất Mỹ hơn. Giữa bao nhiêu người lãnh đạo cao cấp của ĐCS VN, phải chọn đối tượng nào để Hoa Kỳ nói chuyện.? Chắc hẳn không phải là ông Sang, Trọng, Hùng...rồi.

Cuộc gặp gỡ với IMF, WB và các doanh nghiệp Hoa Kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu thân tín bàn những nội dung gì, cam kết gì có ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của ĐCS VN trong tương lai không.? Đó chính là điều khiến ông Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng dù đang ốm yếu cũng gắng gượng xông pha dũng mãnh mấy ngày hôm nay. Ông chỉ đạo đánh tham nhũng, vạch nguyên nhân yếu kém điều hành kinh tế, ông nơi nào cũng có mặt. Thông điệp của ông nhắn đến ai đó, cũng chẳng có gì mà không đọc được.

Đó là làm ăn thế nào với phương Tây thì làm, những vẫn phải giữ vai trò của ĐCS VN. Nếu không thì...nếu không thì...

Đúng là giọng của một ông giáo làng già nua, bảo thủ.

Nhưng phương Tây chờ đã lâu, đến giờ nếu có bỏ ra núi tiền và chuyên gia để giúp vực kinh tế Việt Nam đi lên. Chả lẽ họ làm thế, để cho ĐCS VN của ông Trọng được nương vào số tiền đó tiếp tục tồn tại, tiếp tục có tiền nuôi quân bảo vệ, trấn áp người bất đồng chính kiến, nuôi đội ngũ tuyên truyền ca tụng mình và chửi chính phương Tây.?

Mong cho phương Tây ngu như thế. Để ĐCSVN tồn tại muôn năm. Mà nếu ĐCS VN tồn tại, giữ vững vị trí độc tôn lãnh đạo , thì đất nước VN lại may mắn là '' có nền chính trị ổn định nhất thế giới ''. Nhân dân Việt Nam sẽ hưởng may mắn là chính phủ có tiền vực lại nền kinh tế, ĐCSVN yêu thương vẫn luôn tồn tại ngự trị dẫn dắt đất nước. Thật là phúc phúc trùng lai. Đất nước ấm no, yên bình.

Nếu phương Tây không giúp tiền.?

Đó là điều nhiều người muốn, để cho ĐCS tự xoay sở, cho sập hẳn đi.