Monday, December 16, 2013

LÀM ĂN KIỂU CỘNG SẢN...




Bác sĩ Phú Yên sốc nặng vì bị buộc tiêm thuốc độc cho tử tù

"Khi nghe họ phân công nhiệm vụ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù, tôi không chấp nhận. Tuy nhiên, họ nói nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm như vậy”.
Ngày 13/12, tại cuộc họp toàn cơ quan, các y bác sĩ BV Đa khoa Phú Yên đã phản đối kịch liệt việc Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh này yêu cầu bác sĩ tiêm kim vào tĩnh mạch phạm nhân để thi hành án tử hình bằng thuốc độc. Theo các bác sĩ, luật chưa nói rõ nhiệm vụ của bác sĩ trong việc thi hành án tử hình nên việc một bác sĩ của BV bị buộc phải làm việc này là chưa ổn.

Sốc nặng vì bị buộc tiêm thuốc độc
  
Ngày 13/12, dù đã ba ngày sau khi đưa kim tiêm vào tĩnh mạch phạm nhân để thi hành án tử hình bằng thuốc độc, bác sĩ LCT và điều dưỡng NNT của khoa Hồi sức tích cực - Chống độc BV Đa khoa Phú Yên vẫn còn bàng hoàng vì lần đầu tiên trong đời họ bị buộc phải thực hiện một nhiệm vụ trái với chức năng, đạo đức nghề nghiệp.
Với vẻ mặt bần thần, bác sĩ LCT kể: "Chiều 9/12, tôi và điều dưỡng NNT nhận lệnh từ Phòng Tổ chức BV Đa khoa Phú Yên đi Đăk Lăk để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn công tác thi hành án. Bệnh viện chuẩn bị sẵn dụng cụ cấp cứu, thuốc men để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ. Đến Đăk Lăk, một số cán bộ trong Hội đồng thi hành án cho biết nhiệm vụ của tôi là xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm vào người tử tù. Trong giấy công tác cũng như suốt quá trình đi trên đường, không ai nói nhiệm vụ của chúng tôi là gì nên tôi chỉ nghĩ mình làm nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe cho đoàn. Khi nghe họ phân công nhiệm vụ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù, tôi không chấp nhận. Tuy nhiên, họ nói nhiệm vụ của chúng tôi là phải làm như vậy” - BS L.C.T. nói.

Bên trong một phòng thi hành án tử hình bằng thuốc độc ở Mỹ. (Ảnh mang tính minh họa).
Bên trong một phòng thi hành án tử hình bằng thuốc độc ở Mỹ. (Ảnh mang tính minh họa).
“Sáng 11/12, khi tiến hành thi hành án tử hình đối với phạm nhân, tôi tiếp tục từ chối việc xác định tĩnh mạch và đưa kim tiêm. Sau đó Hội đồng thi hành án yêu cầu nên tôi hỗ trợ cho điều dưỡng đưa kim tiêm vào tĩnh mạch tử tù. Từ lúc đó đến giờ, tôi và điều dưỡng T. bị sốc rất nặng, lúc nào khuôn mặt tử tù cũng ám ảnh trong đầu tôi. Tôi làm nghề y để cứu người chứ sao lại ép tôi làm trái với chức năng nghề nghiệp. Nếu biết trước phải làm như vậy, chắc chắn tôi sẽ không đi”.
Theo bác sĩ L.C.T., anh vừa tốt nghiệp và chỉ mới nhận công tác bốn tháng.
Còn điều dưỡng NNT thì bức xúc: “Khi được phân công đi công tác, tôi không biết đi theo đoàn để làm gì. Tôi không ngờ họ yêu cầu chúng tôi tham gia tử hình phạm nhân. Từ đó đến nay, lúc nào đầu óc tôi cũng rất căng thẳng, hoang mang”. BS Nguyễn Thanh Trúc, Phó giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BV Đa khoa Phú Yên, nói: “Từ khi đi về, tinh thần hai anh em đó hoảng lắm. Anh em trong BV đều rất bức xúc! BV giao nhiệm vụ bác sĩ cứu người chứ đâu phải để giết người”.

Sở Y tế, bệnh viện đều bất ngờ
  
Theo BS Nguyễn Thanh Trúc, ngày 9/12, Sở Y tế tỉnh Phú Yên có công văn yêu cầu BV Đa khoa Phú Yên cử một bác sĩ, một điều dưỡng (nam giới) làm nhiệm vụ “tham gia đoàn thi hành án của TAND tỉnh”.
"Công văn không nói rõ anh em làm nhiệm vụ gì nên tôi nghĩ cử bác sĩ đi để hỗ trợ sức khỏe cho đoàn công tác hay cấp cứu ở vòng ngoài khi có sự cố. Do đó, tôi bảo anh em chuẩn bị dụng cụ cấp cứu, thuốc men. Khi nghe anh em về báo cáo lại, tôi cũng quá bất ngờ vì anh em bác sĩ chưa bao giờ làm chuyện này. Nếu biết trước tôi đã báo cáo ngay cho Sở đề nghị xin ý kiến tỉnh. Đến giờ chúng tôi cũng chưa thấy văn bản nào quy định bác sĩ tham gia thi hành án tử hình phải làm như anh em kể lại, cũng chưa ai được tập huấn gì cả” - BS Trúc nói.
Bệnh viện phải tự biết?
Theo BS Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, trong công văn gửi Sở Y tế đề nghị cử bác sĩ tham gia đoàn công tác đi Đăk Lăk thi hành án tử hình phạm nhân, TAND tỉnh không nói để làm nhiệm vụ gì.“Họ chỉ nói cử bác sĩ theo quy định chứ không nói để làm gì nên chúng tôi cũng không biết. Chúng tôi có đề nghị cử pháp y nhưng tòa án không chịu. Trước đó, chúng tôi cũng không biết gì về sự việc thi hành án này”, BS Nhân cho hay.
Với chuyện các bác sĩ phản ứng: Vì sao không nói rõ nhiệm vụ khi yêu cầu cử bác sĩ tham gia thi hành án tử hình bằng thuốc độc, ông Nguyễn Phi Đô, Phó Chánh án, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình TAND tỉnh Phú Yên, giải thích:
“Tòa chỉ căn cứ vào Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 82/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch 05/2013 để thi hành. Theo Thông tư liên tịch 05/2013 “bác sĩ của bệnh viện thuộc Sở Y tế đến địa điểm thi hành án tử hình để hỗ trợ việc xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết”. Khi tập huấn, người ta cũng có nói hỗ trợ ở đây là đưa kim vào tĩnh mạch. Với các quy định của luật hiện hành, ngành y tế phải biết trách nhiệm của mình, Sở Y tế phải biết và hướng dẫn cho bác sĩ”, ông Đô nói.
Về tranh cãi trên, BS Nguyễn Thanh Trúc cũng bày tỏ sự bất bình và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm của bác sĩ trong thi hành án tử hình. “Tuần tới BV Đa khoa Phú Yên sẽ có báo cáo gửi Sở Y tế về sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ quy định nào buộc bác sĩ đưa kim vào tĩnh mạch tử tù bị thi hành án. Nếu không giải thích rõ, làm sai thì chúng tôi sẽ không cử bác sĩ tham gia nữa” - BS Trúc khẳng định.
Theo PL TP.HCM/Một Thế Giới

ÔNG TRỌNG ĐANG CHỐNG CÁI GÌ?





Dù muốn ông Tổng Trọng cũng không chống được tham nhũng!

vang-docquyen“Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là nhận định của thánh Khổng. Nên khi hết “chi sơ” rồi con người không còn giữ được thiện tính là lẽ đương nhiên. Một trong những bản ác của con người là lòng tham. Tham nhũng là một biểu hiện cụ thể của lòng tham ấy. Theo ông Vito Tanzi - nhà kinh tế nổi tiếng của IMF (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế) thì: “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”.
Bàn về chuyện này tác giả Nguyễn Thu Trâm đưa ra một nhận xét khá chuẩn xác!
Xin trích:
img-ashxMột cuộc khảo sát trên phạm vi 95 quốc gia trên thế giới của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về nạn tham nhũng năm 2013 cho biết 30% dân Việt Nam đã phải đút lót cho các nhân viên công quyền như là một hình thức bôi trơn để dễ bề giải quyết được công việc, và hầu hết mọi người dân Việt Nam được khảo sát đều có chung một nhận định rằng các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm chống tham nhũng là không có hiệu quả. Lý do rất đơn gian và dễ hiểu là vì anh phó thường dân thì không thể tham nhũng được, anh nông dân, anh ngư dân, anh thợ cạo, người nhặt rác cũng không thể nào tham nhũng được, mà chỉ có giới quan phương, có quyền lực trong tay mới tham nhũng. Người có quyền hành nhỏ thì tham nhũng nhỏ, kẻ có quyền hành lớn thì tham nhũng lớn, lãnh đao địa phương thì tham nhũng theo tầm cỡ địa phương, lãnh đạo nhà nước thì tham nhũng theo tầm cỡ quốc gia.
(hết trích)
Nếu không lo sợ vấn nạn tham nhũng đang tác oai tác quái, không phải ngẫu nhiên mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng luôn đưa ra cảnh báo về “lợi ích nhóm”; về “một bộ phận không nhỏ” trong hàng ngũ tinh hoa của đảng. Khuyến cáo cần phải thường xuyên “tắm gội”. Nếu chủ quan xem nhẹ công tác chống tham nhũng sẽ làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với đảng. Nguy cơ mất quyền lãnh đạo dẫn đến ”sụp đổ” chế độ.
tbt-khocNhững ai đã chứng kiến cảnh ông Tổng Trọng nghẹn ngào trong phiên bế mạc Hội nghị TW.6, hẳn chưa quên sự bất lực của ông trước “một đồng chí” (sâu chúa) đang kéo bè cùng ”cả bầy sâu” chống lại cuộc “chỉnh đốn” vô tiền khoáng hậu do ông khởi xướng. Khiến ông phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Phải xuống thang, làm lành và đành sống chung với “sâu” tham nhũng. Để an phận và bảo toàn được cái ghế “đỉnh cao” quyền lực cho cá nhân và phe nhóm bất chấp điều ong tiếng ve.
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao cùng một căn bệnh mà người ta chống được. Còn mình thì không?
Có lẽ mấu chốt của vấn đề nằm ở khâu chẩn bệnh chăng?
Nếu không phải vậy, vì sao ở những nước có đa nguyên đa đảng; có tam quyền phân lập; có truyền thông báo chí tư nhân thì nạn tham nhũng khó bề lộng hành. Ngược lại, ở những nước độc tài toàn trị tham nhũng được mùa như nấm sau trận mưa. Như chính lời ông TBT Nguyễn Phú Trọng công nhận: “Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ,… cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay”. 
535552_557073767649756_247676742_nTrước bức xúc thường trực của cử tri Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung, ông Tổng Trọng hôm trước vừa khẳng định “sẽ trị tận gốc tham nhũng. Ngay hôm sau lại bảo “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ… Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”.
Phát ngôn tiền hậu bất nhất thế khác gì đánh trống bỏ dùi? Nhưng ngẫm kỹ mới thấy cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng” của ông Tổng mới thâm thúy làm sao. Có người không hiểu cho là ông lú lẫn. Thực tình ông chẳng lú chút nào. Cứ xem cách ông chỉ đạo vụ góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 thì biết. Ban đầu ông cho người tâm phúc (Phan Trung lý) tuyên bố: không có gì cấm kỵ cả“. Nhưng khi có nhiều ý kiến đòi bỏ điều 4; yêu cầu quân đội trước tiên phải trung thành với tổ quốc và nhân dân và đề nghị đa quyền sở hữu về đất đai. Thì ông ngay lập tức đe nẹt. Cho đó làsuy thoái tư tưởng đạo đức…“, cần phải xử lý
images1299105_TBT_tiep_xuc_cu_tri_baodatvietDù không tâm phục khẩu phục đối với việc làm của ông. Nhưng phải công nhận những lý giải về nguy cơ và mức độ tham nhũng của ông là khá thuyết phục.Ông nói: “tham nhũng nguy hiểm… vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa…. đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”.
Trên thực tế, những gì vượt ra ngoài tầm tay của ông, lại chứng tỏ sự thật ”khách quan, biện chứng” rằng, cái tổ chức đã đưa ông từ một người “học không hay, cày không biết” lên tới đỉnh cao của danh vọng. Thì nó cũng sẵn sàng đè bẹp ông. Nếu ông dám cản lại vòng quay điên dại của nó. Cho dù, không chỉ riêng ông, bất cứ ai tham gia vào trò chơi quyền lực ấy cũng đều hiểu rằng, chả có thể chế tham nhũng nào có thể bền vững mãi được. Đó là về lâu dài. Còn trong một giai đoạn, tham nhũng lại chính là chất keo gắn kết từng thành viên trong ”nhóm lợi ích” và các “nhóm lợị ích” trên thượng tầng với nhau. Tham nhũng không chỉ là thứ “bả vinh hoa”. Tham nhũng còn là phương tiện để ”bôi trơn” guồng máy bạo quyền.
Nhận thức rõ điểm này, từ chỗ quyết liệt coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, ông Tổng dĩ hòa vi qúy với quốc nạn bằng chiến thuật “… đoàn kết, thương yêu đồng chí;… theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ”.
Điều đó lý giải cho việc biến hóa thần thông “cả bầy sâu… ăn hết phần của dân… không chừa một thứ gì” (như lời ông Chủ tịch Sang và bà Phó Doan), thành “cái ghẻ”không còn qúa nguy hiểm nữa. Chỉ làm người ta thấy ”ngứa ngáy khó chịu” thôi.
Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày đầu xét xử, 12.12. Ảnh: TTXVN
Dương Chí Dũng và 9 đồng phạm tại tòa trong ngày đầu xét xử, 12.12. Ảnh: TTXVN
Mặc dù vẫn phải đưa “các vụ trọng án” (án điểm) về tham nhũng nhự vụ Dương Chí Dũng; vụ Bầu Kiên và một số vụ tham nhũng lặt vặt khác ra trước vành móng ngựa để an dân. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là kết qủa đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm (lợi ích) nhằm tái cân bằng quyền lực ở trên thượng tầng.
Câu nói vui về “các đồng chí bị lộ” để chỉ các con “dê tế thần” trong màn diễn chống tham nhũng của đảng. Hễ tinh ý, sẽ thấy ngay qua phiên toà xử Dương Chí Dũng đang tiến hành. Đã ngăn cấm nhà báo mang thiết bị chuyên môn (máy ảnh, ghi âm) vào, chỉ cầm bút, giấy là vì sao? Nếu không nhằm phòng xa các diễn viên (bị can) không thuộc kịch bản, mà lỡ lời khai “cán bộ nằm trong đống rơm” hay buột miệng phun ra một chi tiết rúng động ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Thì nhà báo dù muốn cũng khó đưa vào bài viết vì không có chứng cứ!
124247-DD-CongLy-300Đây chính là nét đặc thù của các phiên xử Kanguru. Khiến thần công lý cũng bị mù lòa trước thực trạng ”án bỏ túi” diễn ra phổ biến ở xứ ta trong suốt thời gian qua. Câu tuyên bố không cần che đậy của TBT Nguyễn Phú Trọng: Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng, đã xác tín điều này.
Một khi đảng của ông Tổng Trọng vẫn một mình một chợ, độc tôn ”là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” như qui định trong điều 4Với bản cương lĩnh của đảng đứng trên cả Hiến pháp của nước thì tòa nào xử chỉ đạo sai trái của cấp ủy mà ông đòi trị tận gốc tham nhũng?
Có ý kiến cho rằng: “Chống tham nhũng là tự các quan chức, các lãnh đạo chống lại chính mình, tất nhiên là điều đó là không không bao giờ xảy ra, bởi cũng tựa như một con chó dại, nó chỉ cắn người, hoặc cắn những con chó khác chứ không bao giờ cắn lại chính nó.”
Phải chăng, đây chính là cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng khi người ta cho rằng đảng của ông Trọng vừa chống tham nhũng, vừa bảo kê cho tham nhũng qua những phát ngôn đầy mâu thuẫn trong hai ngày tiếp xúc cử tri ở Hà Nội (6-7/12) vừa qua. Đơn giản, dù muốn ông cũng không thể nào chống được tham nhũng trong cái cơ chế nhất nguyên độc đảng vừa đá bóng vừa thổi còi như thế.
Việc khuyên mọi người phải bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt sau khi kể câu chuyện Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ nhằm mục đích gì, nếu không phải để trấn an, xoa dịu những bức xúc của đông đảo quần chúng nhân dân?
JourneytotheWest
Luận về việc này có người cho rằng ông giáo sư tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng chẳng hiểu gì về văn học và về Phật giáo. Còn người hiểu đạo thì khẳng định, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Một độc giả bình thường khi đọc Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân cũng không bị “méo mó về nhận thức” như ông cựu sinh viên Khoá 8 – Khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội (có được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký)!
Thật là:
  • Đọc sách mà không chịu tinh tường suy nghĩ là vùi dập đi cái công phu của người xưa. (Mạnh Tử)
Với cái nhìn khoa học, biện chứng thì, dù muốn ông Tổng Trọng cũng không bao giờ chống được tham nhũng. Vì ông không thể lấy đá tự ghè chân mình. Như triết gia Hứa Hành thời Xuân Thu bên Trung Nguyên đã nói:
“Tâm không bình an, khí không hoà nhã thì lời nói hay lầm lỗi”.
Hiểu được cái thế kẹt của người ta, đừng ai còn ngụp lặn trong mê lầm như thế!
Xin hãy bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt để tự cứu lấy chính mình!

Tuesday, December 3, 2013

...dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản...






“Láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã, thành phố rồi!”


Tin Không Lề: Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11. Do nội dung phát biểu này vẫn còn tính thời sự, nên mình đã nhờ một CTV đưa lên YouTube để chia sẻ cùng bà con.


Bà Dương Thu Hương đã phát biểu như sau:

“Đi vào cụ thể thì tôi thấy rằng, thí dụ như trong cương lĩnh viết thì rất hay nhưng mà tôi nghĩ đưa rất nhiều cái khái niệm mà tôi chẳng hiểu được. Như cái khái niệm mà chúng ta vẫn cứ lúng ta lúng túng là ‘một nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa’. Mà cũng báo cáo với các anh là riêng ngân hàng thì không biết ‘định hướng XHCN’, kinh tế thị trường có ‘định hướng XHCH’ trong hoạt động ngân hàng, nó là cái gì? Thì chúng tôi cũng khó có thể là cụ thể hóa ra được. Ngoài ra lại còn ‘phát triển công nghiệp hiện đại, trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’. Thế không biết ‘công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN’ là cái gì? Thế công nghiệp của XHCN nó khác với công nghiệp tư bản à? Thế thì tại sao lại cứ có cái đuôi ‘theo định hướng XHCN’? Thế rồi ‘xây dựng một nền dân chủ XHCN’. Thì đúng ra ngày xưa học về Mác – Lênin có cái câu là ‘dân chủ của CNXH thì dân chủ gấp trăm lần tư bản’.

Thế nhưng mà với cái thiển cận, tôi nghĩ dân chủ ở đâu cũng giống nhau thôi, là người dân được phép nói, đấy là dân chủ. Xã hội tạo điều kiện cho dân được nói, pháp luật tạo điều kiện cho dân được nói, thì đó là dân chủ, xã hội nào cũng thế. Lại còn cái dân chủ XHCN nữa! Cho nên từ công nghiệp hiện đại cũng theo định hướng XHCN, thì phát triển kinh tế thị trường cũng theo XHCN, rồi xây dựng nền dân chủ cũng theo XHCN thì tôi không hiểu nó là cái gì cả.

Trong cái cương lĩnh thì có một ý nữa, tức là vấn đề hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng thì trong đó có ghi là: Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Như vậy là tôi đọc cái này tôi thấy rằng, Đảng vẫn đặt dân tộc sau quyền lợi của giai cấp và của nhân dân lao động, đặt dân tộc thứ ba. Thì tôi thấy cái này rõ ràng là tại sao Đảng không vì quyền lợi của dân tộc là thiêng liêng trên hết, mà lại đặt quyền lợi của giai cấp lên trên hết?

Và tôi cũng đang muốn hỏi các anh, là hiện nay chúng ta còn giai cấp công nhân như ngày xưa không? Còn giai cấp vô sản như ngày xưa không? Hay là bây giờ tất cả các vị hữu sản hết rồi mà lại còn giàu có hơn cả những nhà tư bản mà nó phát triển hàng trăm năm nữa? Vậy tại sao chúng ta cứ phải có cái lý thuyết này? Cho nên tôi thấy điều này lợi ích của giai cấp đã được đặt đứng trên lợi ích dân tộc, thì tôi nghĩ rằng cương lĩnh thế thì không thể nào kêu gọi được đại đoàn kết dân tộc.…

Thế rồi về văn hoá, xã hội, môi trường gì gì đấy v.v… Nhận định là ‘cuộc vận động đoàn kết toàn dân xây dựng đời sống văn hoá từng bước đi vào chiều sâu, môi trường và bảo vệ môi trường đã được nâng cao’, nhưng nó mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế, là tệ nạn xã hội tăng, an toàn xã hội không đảm bảo, văn hoá thì tôi nói thật là chưa lúc nào văn hoá Việt Nam đồi truỵ đến như thế. Bật TV ra, phim Việt Nam ngay cả quảng cáo cũng là mầu sắc sexy rất là mạnh. Tôi không hiểu là, nó [chẳng] có một cái thuần phong mỹ tục gì cả mà tôi xem tôi phát ngượng. Rồi ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm v.v… Cho nên cái nhận xét này, đánh giá này với cái thực tế tôi nghĩ rằng nó không trúng một tí nào cả.

Thế rồi, nhận xét về dân chủ xã hội có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được nâng cao, dân chủ trong đảng được mở rộng. Tôi không biết dân chủ trong Đảng được mở rộng kiểu gì, nhưng mà tôi vẫn cảm nhận rằng là cái dân chủ trong đảng vẫn là mất dân chủ nhất so với Quốc hội. Và đấy, tôi nghĩ rằng mình là Đảng viên, mà mình cũng không được đi bầu Tổng bí thư của mình, chẳng được cái quyền gì cả ngoài cái quyền họp chi bộ hàng tháng để ngồi kể lể cho nhau nghe thôi. Cho nên tôi nghĩ rằng đánh giá như thế này vẫn không đúng với thực tế.

Thế rồi ‘xây dựng nhà nước pháp quyền, Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức’. Cái vấn đề này cũng là một đại sự. Tôi rất xấu hổ khi nói rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền gì đâu ạ mà bảo là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế rồi ĐBQH và nếu ĐBQH là đảng viên thì lại không dám phát biểu cái gì theo chính kiến của mình mà lại phải giơ tay đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước. Cho nên nếu là một ĐBQH mà là vừa là đảng viên vừa là ĐBQH thì trong con người đó hoàn toàn mâu thuẫn, tức là không đảm bảo được quyền lợi của cử tri mà phải thực hiện vai trò đảng viên của mình và có thể lúc ấy là phải hy sinh cái quyền lợi của cử tri đi.

Cho nên là cái nhận định về xã hội pháp quyền và Quốc hội được tiếp tục hoàn thiện thì tôi cho rằng là, tất nhiên tuy có tiến bộ hơn nhưng mà nó vẫn đầy rẫy những cái gì đấy làm cho Quốc hội không thực quyền được, không thể thực quyền được. Và nhất là cái cơ cấu Quốc hội như hiện nay thì rõ ràng người ĐBQH là đảng viên, thì rõ ràng là người đó phải hy sinh quyền lợi của cử tri, chứ không phải là người đó bảo vệ quyền lợi của cử tri nữa…..

Các anh thấy đại hội của những nhà chống tham nhũng mà được có lèo tèo vài người, có ai dám chống đâu, mà tham nhũng nghĩa là đầy ra. Là các anh cứ nói, tôi nói thật với các anh về kinh tế hai chữ ‘dự án’ nó thiêng liêng vô cùng, người ta cố gắng phải tìm ra được ‘dự án’, vì có dự án thì mới có tiền, có phần trăm. Cho nên cái đó là cái mà chúng ta cứ nói rằng thế nọ thế kia thì tôi nghĩ rằng nó cũng không thực tế, mà thấy cái tham nhũng và cái lãng phí của Việt Nam quá lớn. Rồi cũng nhận định là xử lý nghiêm những tổ chức, đảng viên sai phạm. Không đúng. Tôi nghĩ không đúng, không nghiêm. Tôi đặt câu hỏi là có thực sự nghiêm không hay là không muốn xử lý? Thì lúc nghỉ buổi trưa, tôi cũng có nói chuyện, tâm sự với các anh có những phi vụ cực lớn nhưng cuối cùng cũng im luôn. Nếu phi vụ đó ở Trung Quốc chắc bị bắn rồi. Nhưng ở Việt Nam bây giờ coi như chẳng có chuyện gì cả. Thế nhưng mà bây giờ vẫn cứ… Đã thế nó lại còn cứ thích lên DẠY CHO MỌI NGƯỜI VỀ ĐẠO ĐỨC, tôi rất khó chịu ở cái chuyện đó.

Về hạn chế trong báo cáo chính trị, thì tôi thấy rằng cái hạn chế mà chúng ta thấy rất rõ nhất mà trong này không đề cập đến, đó là cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng ra, ngày càng trầm trọng, chứ không phải là cái đó được thu hẹp lại. Cho nên, không phải là chênh lệch giữa các vùng các miền còn lớn đâu, mà trong này không hề nói tới khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Và bây giờ hình thành nên những nhà gọi là tư sản nhưng mà cộng sản, những nhà tư sản cộng sản: Tư sản đỏ. Còn dân nghèo thì, tôi cũng được vinh dự vào mấy năm Quốc hội được tiếp cận với nông dân, tôi thấy họ quá khổ luôn, họ quá bị áp bức bóc lột luôn. Hơi một tí bị tù, hơi một tí thì bị thế nọ thế kia và đất đai bị cướp đoạt luôn và cướp xong thì…

Ba mươi Tết tôi nhớ, có một ông thương binh gọi điện đến cho tôi là đến giờ này họ còn đuổi tôi ra khỏi nhà để họ giải phóng mặt bằng. Tôi phải gọi điện lên cho đồng chí bí thư dưới tỉnh mà tôi làm đại biểu: ‘Anh ơi, có gì đấy anh để qua tết đi. Anh đừng làm như thế này, đến Tết, mà người ta thương binh, người ta ăn Tết ở đâu?’ Thì như vậy, ông ta không nói gì cả, nhưng mà sáng hôm sau cái anh thương binh gọi điện cho tôi: ‘Chị Hương ơi, NÓ TRÓI TÔI NHƯ MỘT CON CHÓ, NÓ ĐÃ QUẢNG RA GIỮA ĐƯỜNG, và đất đai của tôi nó đã tịch thu’. Tôi nói thật, mà người ta thương binh chứ không phải là một dân thường, cái điều đó tôi rất là đau. Và tôi cảm nhận rằng cái bao nhiêu năm, bao nhiêu người hy sinh chiến đấu để được cái ngày hôm nay nhưng mà bây giờ người ta cư xử với những người cống hiến cho xã hội, cho nền độc lập của đất nước này như thế. Tôi đau vô cùng nhưng tôi không làm cái gì được. Mà Tết nhất đến nơi rồi mà còn làm như vậy. Cho nên tôi thấy cái này là cái mà trong cái hạn chế này không nói hết được những cái đó.

Về an ninh quốc phòng thì sáng nay các anh cũng ít nói đến nhưng quả thật tôi đang rất là lo sợ về cái việc này. Vì cũng dính dáng đến Quốc hội, cho nên tôi cũng thấy rằng những vấn đề về bauxite Tây Nguyên, vấn đề về cho thuê rừng, vấn đề về lao động nước ngoài không được giải quyết triệt để. Tất cả những vấn đề kinh tế này nó dẫn đến, nó dính đến vấn đề an ninh quốc phòng mà hiện tại không được giải quyết dứt điểm. Không rõ ràng, không dứt khoát, còn chần chừ và e ngại.

Thôi bauxite thì các anh cũng biết rồi không nói nữa. Nhưng rừng, cho thuê rừng: Xin báo cáo các anh là các đoàn ĐBQH ở những địa phương mà có rừng cho thuê người ta nói rằng sau khi cho thuê nó rào hết tất cả lại, nội bất xuất, ngoại bất nhập, không biết bên trong nó làm cái gì. Mà cho thuê tối thiểu là 50 năm. Mà tôi rất buồn là một đồng chí Phó chủ tịch tỉnh một tỉnh cho thuê rừng này lại tuyên bố rằng: ‘50 năm sau có người thực hiện, sẽ có người kiểm soát giám sát’. Sao mà ngây thơ thế!

Thế rồi lao động nước ngoài, thưa anh rằng nước ngoài láng giềng chúng ta sang đây xây dựng làng xã thành phố rồi, mà nó không mang tên China Town đâu, chưa mang tên thôi nhưng mà nó sẽ mang tên. Rồi Quốc hội hỏi thì Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội chần chừ, không dám nói. Giả sử nhà tôi có phúc tôi được ở vị trí đó thì tôi sẽ trả lời Quốc hội một câu rằng: “Tôi sẽ về kiểm soát, kiểm tra và nếu mà không đúng theo pháp luật Việt Nam tôi sẽ trục xuất ngay”. Nhưng mà không dám nói câu đó mà lại phát biểu trước Quốc hội rằng “khó lắm, tế nhị lắm”. Thế thì thôi, đặt họ vào, họ chiếm đất của mình hết rồi.

Và các anh cứ đi từ Bắc Ninh lên Lạng Sơn xem, tất cả các dự án, những chỗ nào đất đai màu mỡ nhất là ở đấy các dự án của đồng chí bạn lớn của chúng ta hết. Mà người ta đã mang dự án sang, người ta mang công nhân sang, công nhân Trung Quốc sang, lấy vợ Việt Nam cắm đất đây luôn, sát ngay Hà Nội luôn. Tôi lo cái chuyện này vô cùng tận, nhưng mà không biết rằng trong báo cáo, trong cương lĩnh chính trị cũng như trong báo cáo chính trị, tôi thấy cái vấn đề này quá mờ nhạt luôn, quốc phòng an ninh chép đúng như những ngày xưa viết. Cái đó là cái rất đáng lo ngại.…

Tôi có đọc cái quyển sách … của Thông tấn xã Việt Nam, họ nói trong cái quyển sách đó nó nói rằng tại sao Liên Xô sụp đổ? Liên Xô sụp đổ chẳng phải vì diễn biến hoà bình từ bên ngoài, mà Liên Xô sụp đổ từ lòng tin của người dân Liên Xô tan rã. Vậy thì Việt Nam chúng ta đang trên con đường đó, nhưng chúng ta vẫn rất chủ quan. Vẫn vẽ cho chúng ta một cái màu hồng vô cùng lớn, vô cùng đẹp, để [không] thấy rằng cái lòng tin với Đảng, với chính quyền này rất là sa sút rồi. Mà cái điều đó rất là nguy hiểm, nhưng mà trong này đánh giá rất là nhẹ nhàng.

Về nguyên nhân thì quả thật đánh giá cũng rất sơ sài, rất sơ sài, đổ cho khách quan, đổ cho khủng hoảng, đổ cho suy thoái, đổ cho thiên tai dịch bệnh, đổ cho yếu kém vốn có của nền kinh tế. Tôi hỏi rằng nền kinh tế nó có tội tình gì mà tự nhiên nó yếu kém? Có phải cái yếu kém đó tự nó phát sinh ra không hay là do cơ chế chính sách của mình tạo ra để cho nó yếu kém?

Ngày xửa ngày xưa còn bảo đất nước lạc hậu bao năm gì gì đấy, nhưng bây giờ 35 năm rồi, 40 năm rồi làm sao còn cái chuyện đất nước nông nghiệp lạc hậu, yếu kém nữa. Nó là do chúng ta, do cơ chế chính sách chúng ta làm cho cái nền kinh tế này yếu kém. Chứ đừng nói nó vốn có, cái vốn có này nó xa xưa lắm rồi. Cho nên cái nhận định này tôi cho là không đúng.

Thế rồi nhận định nữa là do ‘sự chống phá của các thế lực thù địch’. Tôi thấy chưa tìm đâu thấy cái chống phá bên ngoài, nhưng cái niềm tin của dân đã giảm, thì còn nguy hiểm hơn cả thế lực bên ngoài. Cái điều đó là cái mà tôi cho rằng cần phải đánh giá như thế, chứ còn ba cái thằng Việt kiều nó về lọ mọ vớ vẩn, không thèm chấp. Tất nhiên chúng ta vẫn cảnh giác nhưng chưa thấy ai chống phá chúng ta những cái gì mà gọi là để cho đất nước này đổ cả. Mà tôi chỉ sợ cái lòng dân này làm cho chúng ta sụp đổ. Nó như là một toà nhà mà bị mối, mặt bên ngoài toà nhà vẫn rất đẹp nhưng mà nó bị mối hết rồi”.

Mời nghe toàn bộ audio tại đây: 

Nguồn: huynhngocchenh.blogspot

Thursday, November 28, 2013

HÁT THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN...






Monday, November 18, 2013

Đ. M. BỘ TRƯỞNG!





18-11-2013

Trách nhiệm khi ‘xả lũ giết dân’?

Phạm Chí Dũng

Người dân nghèo Việt Nam thật quá cam chịu! Dân tộc Việt Nam thật quá nhẫn nhục!

Ảnh bên:Thủy điện địa phương xả lũ, khiến người dân phải lên nóc nhà, theo báo VN

Cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh vô cảm đồng loại chưa từng có! Những vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến ba chục mạng người mà vẫn không một quan chức nào phải chịu trách nhiệm!


Những cái chết tang thương đã đột ngột trùm lên vùng lũ miền Trung vào giữa tháng 11/2013, trong mùa mưa to gió lớn cùng với trận dịch xả lũ của đồng loạt 15 hồ thủy điện.

Đáy trách nhiệm và đỉnh phẫn uất

Ở trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện, phê duyệt các dự án thủy điện.

Bất chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50.000 hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… khốn đốn trong sinh hoạt. Nhiều người dân trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ.

Đáy trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân dân.

Vụ xả lũ của 15 hồ thủy điện lại nằm trong chuỗi “giết sống” người dân một cách có hệ thống trong mùa mưa bão. Vào giữa tháng 9/2013, đã có một chứng thực mang tính bất chấp với cú xả lũ thình lình vào vùng trũng lòng dân Đắc Lắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khiến ít nhất 11 người mất tích.

Không thể gọi khác hơn, người dân vùng rốn lũ đã bị ép chặt vào một cái đáy không lối thoát.

“Dưới đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Những nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại. Nhưng đã không một hành động nào được các “đày tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.

Phú Yên với liên tiếp những cú xả lũ của Thủy điện sông Hinh và Thủy điện sông Ba Hạ những năm trước đã là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. “Vô cảm” xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả về quan chức thời nay.

Tội ác

Tội ác đã đến từ cấp độ không chỉ vô cảm, mà còn hơn thế nhiều, rất nhiều. Người ta nên nhớ trong những năm 2007-2008, tập đoàn EVN đã làm nên một một kỷ lục ghê gớm về số lỗ do đầu tư trái ngành vào bất động sản, chứng khoán. Để vào năm 2013, một báo cáo của cơ quan chức năng mới cho biết số lỗ còn treo mà EVN bị nhấn chìm trong đó lên tới hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương với hàng trăm ngàn ngôi nhà tình nghĩa.

EVN cũng đã hóa thân như một trong những tác nhân ghê gớm nhất trút lỗ lên đầu người dân, với các chiến dịch tăng giá điện được tiến hành không ngưng nghỉ, liên tiếp gây sức ép lên đời sống dân sinh cùng kích động lạm phát. Cơ quan chủ quản của tập đoàn này - Bộ Công thương - cũng rất thường bị dư luận nghi ngờ về không ít lần “đi đêm” cho những đợt tăng giá làm khốn đốn dân tình.

Giờ đây, sau tất cả những hậu quả không thể tha thứ, giới quan chức mới như nén cười để bàn thảo với nhau về cái được gọi là “cần có quy chế phối hợp trong việc xả lũ”.

Ảnh bên: Thủy điện Sông tranh (2) ở Quảng Nam xả lũ với lưu lượng hơn hai nghìn m3/giây

Để sau hàng loạt vụ xả lũ như một cách giết sống người dân, vẫn không có bất kỳ một quan chức nào bị đưa ra truy tố và xét xử. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ.

Với nhiều người dân và cả những công chức vẫn thê thiết trong thói quen cam chịu, âu đó cũng là bi kịch của một đất nước quá kém dân chủ. Dân chủ càng tụt hậu, đạo đức càng lụn bại thì càng khó có chuyện chịu trách nhiệm hành chính về những hậu quả đã quá đủ để kết tội hình sự.

Nhưng ở Việt Nam, vẫn chưa có một cuộc biểu thị phẫn uất đích đáng nào dành cho quá nhiều hậu quả khủng khiếp về kinh tế và dân sinh, và vẫn còn lâu mới có được “văn hóa từ chức”. Tất cả vẫn đang bị kìm nén bởi chính những đạo luật về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình mà có lẽ còn lâu mới được đẻ muộn bởi bà mẹ Hiến pháp.

Ở Việt Nam, người ta vẫn trầm uẩn lòng nhẫn nhịn không thể hiểu nổi và còn chưa hồi kết. Tâm thế trầm cảm trùm mền không thể diễn tả ấy lại vẫn lắng đọng nơi hoàng cung quốc hội, bên lề báo giới và trong vô số hiện tồn ngổn ngang vẫn ngày đêm hành hạ lương tâm của những người còn rơi rớt lương tâm.

Xót xa thực chất phải cộng hưởng với cùng khổ không lối thoát. Không thể nói khác hơn, tội ác của EVN và ngành thủy điện đang đẩy trách nhiệm của giới quan chức xuống một cái đáy chưa phải tận cùng, đồng thời thúc tình cảm phẫn nộ của các nạn nhân lên đến cận đỉnh điểm.

"Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện ở các tỉnh miền Trung cần phải được người dân kiện ra tòa án, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của lãnh đạo Bộ Công thương."

Không cần và không còn thời gian để bàn về “quy chế phối hợp xả lũ” nữa. Mưa lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.

Muộn còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện ở các tỉnh miền Trung cần phải được người dân kiện ra tòa án, với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của lãnh đạo Bộ Công thương.

Đã đến lúc xã hội dân sự cần lên tiếng ở Việt Nam. Một xã hội của người dân, trí thức và những người còn lương tâm trong Đảng.

Trách nhiệm ấy, không thể khác hơn là phải khởi tố vụ án xả lũ gây chết người, trong đó không thể loại trừ trách nhiệm của những quan chức cấp ủy viên trung ương đảng như ông Vũ Huy Hoàng.


Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân?

Mi An
Theo Đất Việt

Người dân miền Trung bồng bế nhau chạy lũ
Miền Trung tan hoang vì lũ, Hốt hoảng chạy lũ, Bất ngờ vì lũ, Vật lộn với lũ dữ… là những tít báo ngập tràn cuối tuần qua. Thương thay miền Trung, vừa thoát bão thì nay lại lũ ập xuống đầu mà trong đó có phần chính là nước từ 15 hồ thủy điện đồng loạt xả tràn. Chết người, mất tài sản, ai phải chịu trách nhiệm?


Tính đến hết ngày 16.11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 29 người chết, 8 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì trận lũ lịch sử. Con số đau lòng này e là sẽ càng tiếp tục tăng lên vì mưa lũ vẫn chưa có điểm dừng.
Trong số những người chết vì lũ, có cái chết thương tâm của 2 cô giáo trẻ ở hai ngôi trường nhỏ tại xã Kông Lơng Khơng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đang trên đường đến với học trò. Có nhiều em bé trên đường đến trường, có em nhỏ bơi qua sông chăn bò bị lũ cuốn trôi…Phận người mong manh trong cơn đại hồng thủy.
Ông Phạm Thế Dũng- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định: Các hồ chứa nước thủy điện xả lũ mà báo trước quá gấp nên dân trở tay không kịp, nhiều gia đình chỉ kịp chạy tháo thân mà không kịp mang theo gì, tất cả tài sản bị nhấn chìm dưới nước.
Đã nhiều năm nay, miền Trung khốn khổ vì các nhà máy thủy điện, nhà máy thủy điện xây tràn lan thiếu quy hoạch, dung tích hồ chứa nước bé, cứ đến mùa mưa lũ chẳng còn cách nào khác là xả lũ xuống đầu dân ở hạ du. Nước trong hồ chứa xả ra hòa lẫn với nước sông, dâng cao tràn vào làng xóm, giết hại dân lành, nhấn chìm nhà cửa, hoa màu, thật là một tội ác âm thầm và êm thấm.
Báo Tuổi trẻ cho biết, tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, phần tiếp thu, giải trình của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng để kết thúc cuộc thảo luận về kết quả rà soát quy hoạch thủy điện cũng không khiến các đại biểu hài lòng, có người đã nói thẳng: “Không hiểu Bộ trưởng nói gì” khi ông Vũ Huy Hoàng cho biết: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.


Chạy lũ
Những mái nhà dân chìm trong nước

Cấp Bộ thì đổ lỗi cho cấp địa phương phê duyệt quy hoạch, nhưng cấp địa phương lại phản pháo cho rằng không lãnh đạo địa phương nào dám đặt bút ký quy hoạch thủy điện của địa phương mình nếu không có sự đồng thuận của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Giữa cái đống bùng nhùng của các vị đá qua đá lại quả bóng trách nhiệm đó, năm nào dân cũng chết vì lũ, mất nhà cửa, mất cơ nghiệp vì lũ, trong đó đóng góp một phần trách nhiệm lớn từ thủy điện xả lũ và việc phá rừng tràn lan làm thủy điện.

Nhìn cảnh lũ mênh mông nhấn chìm những nóc nhà, cuốn trôi cầu huyết mạch trên Quốc lộ 1A ở Bình Định, đường Gia Lai sạt lở và bị đứt tuyến giao thông, người dân bồng bế nhau chạy lũ, rối ren như kiến chạy mưa càng thấy xót thương và bức xúc.

Chúng ta đã tốn tiền thuế cho một bộ máy gồm những người chịu trách nhiệm phê duyệt các quy hoạch ở cấp Bộ, những người có trách nhiệm kiểm tra chấn chỉnh hoạt động của thủy điện tại các địa phương hàng bao nhiêu năm qua ra sao để hàng chục năm nay, dân vẫn phải gánh chịu những “nhân tai” như vậy?

Người chết, nhà mất, đường sá cầu cống trong phút chốc tan hoang và việc khắc phục sẽ kéo theo sự tốn phí bao nhiêu tiền của, thời gian, sức người. Tất cả chỉ là hệ lụy của những chữ ký vô trách nhiệm, của tầm nhìn ngắn hạn, của những báo cáo thẩm tra qua quýt bị che mờ bởi lợi ích nhóm.

Tất nhiên, người thiệt thòi mất mát bao giờ cũng là dân, dân nghèo cùng đinh và chẳng biết kêu ai, ngửa mặt lên Trời thì Trời chẳng thấu, nhìn bốn bề xung quanh thì chỉ có nước là nước, trong cơn đại hồng thủy nhấn chìm tất cả. 29 người đã chết và bao nhiêu người mất tích, ai sẽ nói với họ rằng họ chết bởi vì đâu, trách nhiệm tại ai?

Một đồng nghiệp của tôi- người có nhiệm vụ theo dõi kỳ họp Quốc hội đang diễn ra đã chia sẻ một con số rất đáng chú ý này: “Trong 498 đại biểu Quốc hội được hỏi xin ý kiến sẽ chất vấn ai, thì có 202 vị chẳng có ý kiến gì, nghĩa là ai cũng được. Điều này nghĩa là sao nhỉ? Các đại biểu ấy đã thực sự chán ngấy với bất cứ thành viên Chính phủ nào trả lời nên ai chẳng được? Hay họ đã hoàn toàn vô cảm trước bức xúc cử tri về lũ lụt, về giá-lương-tiền, về những vụ án oan, về những cái chết tức tưởi của người dân khi gặp bác sĩ?”

Thật sợ hãi biết bao khi trước những tai họa mà người dân đang hàng ngày gánh chịu, những người chịu trách nhiệm là đại-biểu- của-dân, để bảo vệ quyền lợi của dân lại im lặng, thờ ơ, vô cảm thế này.

Sự thờ ơ, nín câm, vô cảm này đang gây ra “nhân tai” cho chính chúng ta, và cái thứ “nhân tai” này mới đáng sợ làm sao, ghê rợn hơn nhiều “thiên tai” khi nó đến từ sự dốt nát và lạnh lùng của chính con người.  

(từ Quê choa)



Saturday, November 16, 2013

CON ĐƯỜNG BI ĐÁT...






Nói vậy nhưng không phải vậy

Tháng 11 15, 2013
Tưởng Năng Tiến
Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết mới:Hoàng Ngọc-Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ trước. Coi:
Trở về nhà trên xe của Bộ Công an sau 18 tiếng “làm việc” cùng cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao Tuyên bố 258… Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T cục A67 nhắc nhẹ: “Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”
Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi, không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm nên dè chừng…??! Có một câu chuyện vui thế này: “Cả thế giới đều phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…”
Tôi thực lòng không dám giở trò láu cá, mới (giả lả) khen Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo.
- Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội?  Phải chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng nào, lũ khốn nạn nào chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ  nói năng lạng quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá hà!
Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng Đảng (chớ còn ai vô đó nữa) luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn Đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính những đảng viên của Đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người; Đảng nóimột xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng; Đảng nói “Đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì Đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân; Đảng nói “học thuyết Mác-Lênin và xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?
Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần cả chục năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Tù là phải. Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà còn chạm tới Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:
Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do nhóm ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách vỡ lòng trong đó có câu mẫu “Nó ở tù” để dạy ghép vần có nguyên âm u:“Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác”.
Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên.Đêm giữa ban ngày)
Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:
Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà rất nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin ông Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông, người anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18×24 ông Hồ Chí Minh tặng bà với dòng chữ “Thân ái tặng thím Huỳnh” trước ngày ông lên đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của gia bảo.
Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn trực tiếp điều khiển công việc đất nước.
Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế này, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của Chủ tịch nước... Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh.
Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:
Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát ngay vào thời kỳ ấy.
Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm. Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến.(Võ Phiến. Bắt trẻ đồng xanhTuyển tập Võ Phiến)
Sự “táng tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra khi nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người mà  “Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại loại này – theo nhà văn Phạm Đình Trọng:
Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành người tù cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định 6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù cộng sản.
Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng Mác-xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn Thất Tần, 32 năm (1946 – 1977), để lại trong nhà tù cộng sản.
Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm 1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?
Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh… chớ? Lòng nhân ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc Việt Nam cũng biết là ngụy tạo!
Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí của mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh… đang nằm sống dở chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”?
Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần trở thành truyền thống (cho cả Đảng) và kéo dài cho mãi đến hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: “Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé…”
Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư bản) ở Việt Nam đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần, 33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần … với những tội danh hoàn toàn bịa đặt!
Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam, xin đọc qua vài đoạn trong bài viết mới nhất (“Có hay không việc Trần Huỳnh Duy Thức bị tra tấn?”) của ông Trần Văn Huỳnh, sau  chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:
…  tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện. Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin thì mọi khả năng đều có thể xảy đến…
Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất thường diễn ra đối với Thức. Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo cho gia đình?  
Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con mình được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh thần rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha già này không thể chịu đựng nổi.
Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà sự minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải tin vào điều gì nữa.
Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do cho Thức.
Tháng 11/2013
Trần Văn Huỳnh
© 2013 Tưởng Năng Tiến & pro&contra