Saturday, June 2, 2012

Nguyễn Phú Trọng không đọc sách


Ngô Nhân Dụng


Một bài trên mạng VietNamNet mới phỏng vấn và nêu lên các con số cho thấy người Việt Nam hiện nay rất ít đọc sách. Theo bài này thì trung bình mỗi năm một người Việt Nam chưa “đọc hết” một cuốn sách. Đem tổng số sách (không kể sách giáo khoa) chia cho dân số, tính bình quân cứ mười người Việt đọc được bẩy cuốn sách. Trong số đó, phần lớn chỉ là sách giải trí mà không bồi bổ trí thức. Một giám đốc nhà sách bi quan hơn nữa, nghĩ rằng chắc số sách đọc còn ít hơn nữa. Những cuốn sách có giá trị trên thế giới, được dịch ra tiếng Việt chỉ in chừng 500 cuốn, trong một nước dân số 85 triệu. Có người so sánh, cho biết dân Thái Lan mỗi năm trung bình một người đọc khoảng năm cuốn sách, tức là đọc nhiều gấp bẩy lần một người Việt.


Nguyễn Phú Trọng
Người ta đọc sách nhiều thì chắc trình độ hiểu biết cao hơn, cách suy nghĩ cũng chín chắn hơn. Nói chung, việc đọc sách chắc chắn phải ích lợi cho cả nền kinh tế quốc dân. Các nhà nghiên cứu phát triển cho biết khi dân một nước đọc sách nhiều hơn thì họ dễ gia nhập vào đời sống kinh tế hiện đại hơn vì bây giờ làm nghề gì cũng phải có kiến thức. Ở các nước chậm tiến thì dân ít đọc sách. Nhưng việc đọc sách đem tới ích lợi kinh tế nhiều hơn khi phổ cập trong toàn thể xã hội chứ không tập trung trong một tầng lớp “ưu tú” ở các thành phố. Bài báo trên VietNamNet đã nêu thí dụ về nước Mỹ, nhận định: “Cái hay ở Mỹ là tri thức sách vở, kiến thức của mọi người được lan tỏa đến số đông hơn là chỉ một nhóm người như ở Châu Âu.” Vì trình độ kiến thức chung cao cho nên “Chỉ có nước Mỹ mới sinh ra những tỉ phú như Bill Gates, Steve Jobs… – những người sống bằng khoa học, trí tuệ.

Người Việt Nam bây giờ ít chịu đọc sách, chắc vì người lớn thì coi phim bộ, thanh niên thì coi trình diễn nhạc trẻ và coi báo đăng hình quần áo giầy dép mốt mới nhất. Cho nên mới có cảnh các thiếu nữ tôn thờ ca sĩ ngoại quốc, ôm hôn cả cái ghế mà thần tượng mới ngồi lên. Mới có cảnh một cô chủ tịch công ty xây dựng đi thăm công trường đầy xi măng, nhôm với sắt mà lại mặc váy hồng, đi giầy cao gót cũng mầu hồng giống như đang đi mua sắm.

Nhưng không nói gì đến người dân thường, mà cả những người lãnh đạo đảng Cộng sản cũng không chịu đọc sách nữa. Như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn. Trong hội nghị Trung Ương Đảng mở rộng vừa rồi, ông tổng bí thư khẳng định đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không chấp nhận “tam quyền phân lập.” Riêng câu này đủ để ghi tên Nguyễn Phú Trọng vào lịch sử sự thoái hóa trong nhân loại. Loài người tiến bộ, mình không theo kịp, rồi còn đi thụt lùi, cho nên gọi là thoái hóa. Từ thế kỷ 17, 18, trong nhân loại đã nẩy ra ý kiến phải đặt giới hạn trên quyền hành của những người cai trị. Vì thế phải tách ra ba thứ quyền: có người soạn ra luật pháp; có người chỉ lo thi hành luật pháp; và những người khác nắm quyền phán đoán xem có hành động nào sai luật luật pháp hay không. Từ thế kỷ 18 đã nhiều quốc gia thí nghiệm ý kiến này trong tổ chức chính quyền. Đó là những quốc gia đạt được tiến bộ nhanh nhất và cao nhất về kinh tế, văn hóa, và xã hội. Loài người đã rút kinh nghiệm như vậy hơn 200 năm nay. Bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng nhất định bác bỏ không chấp nhận “phân quyền!” Như vậy chẳng phải là thoái hóa thì gọi là cái gì? Điều đáng kinh ngạc là, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng nói trâng tráo như thế, không thấy có ai trong quốc hội và trong tòa án tối cao ở Việt Nam mở miệng bàn một câu nào cả! Trên lý thuyết họ nắm quyền lập pháp và tư pháp; nhưng đành ngậm miệng. Tình trạng thoái hóa không phải là độc quyền của ông tổng bí thư đảng Cộng sản!

Lời tuyên bố trên cũng chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng không chịu đọc sách. Có một cuốn sách bán đầy ở Hà Nội, ai có thời giờ làm ơn mua một cuốn gửi cho ông tổng bí thư đọc để giúp ông mở mắt ra. Đó là cuốn “Người Trung Quốc và những căn bệnh trong nhân cách” của Hà Tông Tư, do Phạm Bá dịch, Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân in năm 2007. Ông Hà Tông Tư kịch liệt đả kích chế độ chuyên chế ở Trung Quốc trong hơn 2000 năm lịch sử. Cho nên ông viết rõ ràng chỉ có phân quyền mới thật sự dân chủ.

Hà Tông Tư nhiệt liệt ca ngợi chế độ tự do dân chủ, thể hiện qua việc cai trị bằng hiến pháp, luật pháp, mà ông gọi là Hiến Chính. Ở trang 40 cuốn sách trên, tác giả viết: “Nguyên tắc cơ bản của pháp trị là: Mở rộng tự do cá nhân với khả năng lớn nhất, hạn chế tối đa quyền hạn của kẻ cầm quyền.” Trang sau, ông nêu ra tiêu chuẩn: “Bản thân hiến pháp có bao hàm tư tưởng thực sự hạn chế và ràng buộc quyền lực chính trị không, và trên thực tế nó có ràng buộc, hạn chế quyền lực chính trị một cách có hiệu quả hay không?” Và Hà Tông Tư khẳng định: “Nguyên tắc phân quyền là đặc trưng cốt lõi của Hiến Chính; chủ yếu là tách biệt quyền tư pháp với quyền hành chính, thể hiện ở chỗ tư pháp phải được độc lập.”

Chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng chưa hề để mắt đến những ý kiến nêu trên. Mà đây không phải là ý kiến của “những thế lực thù địch” nào cả. Đây là một tác giả người Trung Quốc, sách đã phổ biến ở Trung Quốc, lại được Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân ở Việt Nam in ra. Trong hàng ngũ công an cũng có những người muốn phổ biến những ý kiến tiến bộ như vậy. Thế mà cả ông Tổng Bí Thư lẫn những người về họp cùng với Trung Ương Đảng chẳng ai chịu đọc sách cả!

Nhân lúc ở Việt Nam đang bàn sửa hiến pháp, cũng xin trích ý kiến của Hà Tông Tư giải thích tại sao cần phân quyền: “Ràng buộc và hạn chế quyền hạn và hành vi của chính phủ, đó là nhiệm vụ chủ yếu của hiến pháp.” Ai đọc qua bản hiến pháp nước Mỹ thì thấy rõ ý Hà Tông Tư. Hầu hết các điều trong bản hiến pháp ngắn ngủi đó toàn là những giới hạn quyền hành của chính phủ liên bang. Đọc cuốn sách của Hà Tông Tư thấy ông cho là chính chế độ chuyên chế gây ra bao nhiêu điều đáng xấu hổ cho người Trung Hoa; thí dụ như tính ỷ lại, không có tinh thần trách nhiệm, nịnh trên nạt dưới, hèn yếu, nhu nhược, vân vân!

Hà Tông Tư trích lời triết gia người Anh John Stuart Mill: “Chế độ chuyên chế, xét từ bản chất, nó đã có khuynh hướng dùng chính sách ngu dân!” (Trong bản dịch đã viết nhầm tên triết gia Mill thành Miel, nhiều lần; mặc dù cuốn sách Bàn về Tự Do của J.S. Mill đã được dịch và in ở Việt Nam). Ở trang 703, Hà Tông Tư còn bình luận: “Chính sách ngu dân bao giờ cũng đi đôi với việc bế quan tỏa cảng, cấm tự do ngôn luận … cùng dựa vào nhau mà thành hình.” Mười trang sau, ông viết thêm: “Tội ác chuyên chế là tội ác lớn nhất trên thế gian! Hạn chế tự do ngôn luận là âm hiểm nhất, xảo trá nhất, bỉ ổi nhất, tàn nhẫn nhất trong các thủ đoạn chính trị!

Nếu mấy ông bà trong Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam chịu khó đọc Hà Tông Tư thì trước hết họ sẽ thấy phải trả lại quyền tự do ngôn luận cho người dân, để ít nhất tránh khỏi những lời kết tội: “âm hiểm nhất, xảo trá nhất, bỉ ổi nhất, tàn nhẫn nhất;” và cái tội “ngu dân.” Trên hết, phải bắt đầu tôn trọng và thực hiện quy tắc phân quyền; đừng có nghe ông Nguyễn Phú Trọng.

Bao giờ đất nước có tự do thì người dân mới có hứng thú đọc sách. Như tác giả bài trên Vietnam Net viết về những Bill Gates và Steve Jobs thành công trong xã hội Mỹ: “… chỉ ở môi trường đó mới giúp những người có phát minh, sáng kiến có thể giàu có được. Họ chính là những người đang làm ra sản phẩm và hàng hóa hỗ trợ con người. Ở Việt Nam thì không thể có chuyện như vậy.

Thực ra không thể nói có liên hệ nhân quả trực tiếp giữa trình độ kiến thức của dân chúng Mỹ với sự thành công của những nhà kinh doanh Bill Gates và Steve Jobs. Hai hiện tượng diễn ra song song; cả hai đều cùng do một nguyên nhân gây nên, là xã hội tự do. Khi các ngành báo chí, xuất bản được tự do thì dân chúng sẽ đọc sách nhiều hơn; khi các nhà kinh doanh được tự do thì những người có sáng kiến táo bạo dễ thành công lớn. Muốn bảo đảm xã hội được tự do thì phải tổ chức theo quy tắc phân quyền, mọi người Việt Nam phải nhắc nhở cho ông Nguyễn Phú Trọng điều đó để ông đọc thêm. Hy vọng ông sẽ hiểu ra rằng cưỡng lại không phân nhiệm ba quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp tức là cản trở sự tiến bộ kinh tế của cả dân tộc.


________________________________________________



ÁC HƠN GIẶC PHÁP NGÀY XƯA




BÙI QUANG THANH 

(Nhân đọc nguyentrongtao.com về vụ cưỡng chế ở Cái Răng)

Năm 1930
bị áp bức, người quê tôi vùng dậy
trống xô viết, cờ công nông, cuốc, gậy…
Chọi với sài lang súng đạn đầy mình 

Thành Sen sáng mưa, một cuộc biểu tình
Cả vạn người kéo vào thị xã
Bọn Pháp điều lính khố xanh khố đỏ
Ngăn nông dân bằng súng, đạn, lưỡi lê
Lũ âm binh, những đôi mắt xanh lè
vẻ khát máu hằn lên từng thớ mặt 

Đoàn biểu tình – một thoáng như dè dặt… 

Trần Thị Hường len lên phía trước
một thoáng thôi, chị bỗng thét căm hờn:
“Bà con ơi! tất cả hãy cởi truồng
Tây nỏ dám mần chi mô, đánh lổ!” (*)
Và truột mấn (**) chị đi vào giữa phố
Có mấy bà mấy chị cởi truồng theo
Những chiếc mấn nu (***) của một kiếp đói nghèo
Được phất lên làm lá cờ xung trận
Và cả vạn người tiến theo chiếc mấn. 

Lũ Pháp ngạc nhiên
Lũ Pháp phì cười
Đạn lên nòng mà biết bắn vào ai
chẳng nhẽ bắn những người không khố áo
chẳng nhẽ bắn kẻ khốn cùng dạn bạo
Đấng nam nhi súng đọ súng, so tài
Đám đàn bà này không tấc sắt trong tay
Chẳng nhẽ bắn vào nơi… yếu đuối
Và tất cả bọn Tây bỏ chạy 

Ở Cái Răng giờ có kẻ ác hơn Tây
Là chính quyền cướp đất của dân cày
Là bọn “chủ” tham lam hơn lũ chó
Là lũ công sai như giòi bọ
Cởi váy rồi mà chúng quyết không tha. 

Thật đáng thương những người đàn bà
Chồng bất lực uống thuốc sâu tự tử
Khổ nhục kế, tưởng đâu là quân tử
sẽ mềm lòng khi “cái ấy” lòi ra
Cởi mấn rồi (mả cha hấn) cũng không tha. 

Đêm khuya, 02/6/2012
________
(*) Tiếng Hà Tĩnh: đánh lổ = cởi truồng
(**) truột mấn = tuột váy
(***) mấn nu = váy nâu
Nguồn: Blog Nguyễn trọng Tạo


__________________________________________________

Friday, June 1, 2012

Cha đời con đĩ cầu Nôm




quê tôi xưa hễ nhà nào cứ đẻ con gái thì đều gọi “đĩ”. Để phân biệt với đẻ con giai, gọi “cu”. Nên cái từ đĩ Đào, đĩ Mận, đĩ Hường… không bao giờ hàm ý tục tữu hay khinh miệt gì. Nó thuần tuý để chỉ giới tính nữ mà thôi.

Nhưng từ đĩ. Như “đĩ tính” chẳng hạn, nó lại vượt sự hạn hẹp về giới tính để chỉ sự lẳng lơ đĩ bợm của cả đàn ông lẫn đàn bà. Nên ngoài đàn bà, đàn ông vẫn có thể làm đĩ… để trở thành “đĩ đực” như mọi người đã thấy đầy rẫy trong xã hội hiện nay. Nghĩ cho cùng khi có cầu thì sẽ có cung. Và khi đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được thì cái nghề “làm đĩ” sẽ vẫn cứ phát đạt. Nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người.

Bởi thế, cụ Tam Nguyên Yên Đổ, từ hơn trăm năm trước đã phải thốt lên:

Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ?
Trời sinh ra cũng để mà chơi!
Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời,
Chơi thủng trống long dùi âu mới thích
Đĩ bao tử càng chơi càng lịch,
Tha hồ cho khúc khích chị em cười:
Người ba đấng, của ba loài,
Nếu những như ai thì đĩ mốc.
Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc
Khá khen thay làm đĩ có tông
Khắp giang hồ chẳng chốn nào không.
Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng…
(Trích: Đĩ Cầu Nôm – Nguyễn Khuyến)

Còn nhà văn Vũ Trọng Phụng, cách đây ngót 80 năm, sau cuốn tiểu thuyết “Làm đĩ” được cho là “dâm thư”. Mặc dù bị ném đá bởi những kẻ đạo đức giả vẫn kiên nhẫn bảo vệ cái quan điểm của mình: ”cái dâm tự nó không xấu, mà nó còn là cái điều cao thượng đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng”. Ông mỉa mai những ai “nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền”. Vì ông cho rằng tình dục “cần cho xác thịt cũng như sự ăn uống.”

Vũ Trọng Phụng vạch mặt “phường đạo đức giả” “chỉ khoanh tay kêu “Ôi phong hóa suy đồi!” và cao cả hơn, nhân bản hơn, ông muốn giúp bạn đọc “điều hòa cái sự dâm để tô điểm loài người” chứ không để nó “làm loạn loài người.” (*)

Liên hệ tới chuyện mấy hôm nay “nền báo chí cách mạng chúng ta… oánh nhau tơi bời” (lời nhà thơ Văn Công Hùng) xung quanh các chuyện “lá cải” kiểu như khai thác một cách qúa mức cần thiết chuyện “lộ hàng” của các sao, chuyện bán dâm của các chân dài thì mới thấy cái sự dâm ô của “một bộ phận không nhỏ” của những kẻ dửng mỡ đã “làm loạn…” chứ đâu còn biết dừng ở chỗ “tô điểm cho loài người” nữa.

Đây thiết nghĩ, đó là căn bệnh trầm kha và không bao giờ chữa được của báo chí mang tính “định hướng” chứ không chỉ là cá biệt nữa. Thử hỏi cái cô người mẫu xuất thân từ vùng quê lúa Thái Bình nghèo khó kia vì cần tiền phải bán rẻ cái “vốn tự có” của mình với giá 1500 $ USD có đáng bị nhiều tờ báo lớn bề hội đồng khai thác một cách qúa mức cần thiết như thế không?

Hồng Hà định bán dâm trong vài tháng, đủ tiền mua nhà, mua ô tô và nhiều hàng hiệu thì sẽ bỏ nghề này – //giadinh.net.vn/

Đành rằng, so với thân phận của một cô gái quê đi cấy ở (quê hương 5 tấn…) Thái Bình hiện nay, thì qua đêm với một đại gia lắm tiền nhiều của mà thu nhập bằng cả một vụ lúa bán mặt cho đất bán lưng cho giời như thế thì lời qúa rồi còn gì. Nhưng thật chả công bằng tẹo nào bị bắt “qủa tang bán dâm” mà báo chí chỉ khai thác rõ nét danh tính của người bán mà lờ đi đối tác mua dâm. Khiến dư luận thắc mắc liệu cái kẻ mua dâm đó có phải là các quan tham hay đại gia lắm của nhiều quyền? Như vậy cùng một việc “dâm ô” (phạm pháp) mà “bên trọng bên khinh” như vậy thì qủa là bất công!

Ngay cả trong đời sống hiện tại các loại “Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc” như cái nhà cô Tư Hồng quyền qúi ở Cầu Nôm thời cụ Nguyễn Khuyến sống năm xưa thì thiếu gì. Bởi thế nhà thơ Nguyễn Duy đã tổng kết từ hơn hai chục năm nay rồi: “Đĩ cấp thấp bán trôn nuôi miệng/ Đĩ cấp cao bán miệng nuôi trôn”. Cho nên dù cái đám “đĩ cấp cao” kia có bán cả miệng lẫn trôn để vinh thân phì gia, chễm trệ ngự trên đầu trên cổ trăm họ. Lại hợm hĩnh phun ra những nhời nặng mùi như kiểu “dân chủ của ta khác về bản chất, cao hơn gấp vạn lần dân chủ tư sản” thì chắc gì nhân cách đã hơn một cô gái quê lúa Thái Bình mất đất phải “bán trôn nuôi miệng” ở chốn đô hội phồn hoa?

Càng nghĩ lại càng thương cho những hậu duệ của “Chị Hai 5 tấn…” hôm nay, nếu dân được làm chủ (kem kém) giống tụi Tư sản giẫy chết thì chẳng cần qua đêm, chỉ cần phơi mấy cái vòng tươm tươm chút ra cho thiên hạ chiêm bái ở mấy tạp chí khiêu dâm (“đại lá cải”) mà có số phát hành lớn như PlayboyHustler hay Penhouse của mấy cô đào hát đào Cine (giống đồng nghiệp của các mỹ nhân như Colombia Shakira; Kelly Brook…) thì tha hồ hốt bạc lại nhàn thân. (**)

Cô đào nhạc Pop Colombia Shakira từ chối đăng ảnh khoả thân trên Playboy với giá 50 triệu USD - dù với lý do “làm từ thiện…” - Nguồn: google.de/

Cô đào Cine Kelly-Brook từ chối qua đêm với một đại gia với giá 1 triệu USD/ đêm – Nguồn: google.de/

Chả nói đâu xa, bên nước láng giềng phương Bắc cùng ý thức hệ, mấy hôm nay rộ lên cái tin siêu minh tinh Hoa Ngữ Chương Tử Di có quan hệ tình dục với Bạc Hy Lai tới hơn chục lần với thù lao tới ngót triệu đô (***). Khiến không ít độc giả nêu câu hỏi: liệu có phải chỉ một mình cựu Bí thư Trùng Khánh họ Bạc kia ham của lạ hay đó là mẫu số chung của tất cả những vị vua tập thể thời nay ở mọi thể chế toàn trị?

Giả thử Bạc Thái tử vẫn thủ đắc vững trãi trên ghế quyền lực vô phương kiểm soát thì những bí mật lem nhem về gái mú đó có bị cái đám đồng hội đồng thuyền cùng chí hướng kia phanh phui?

Minh tinh Hoa Ngữ nổi tiếng Chương Tử Di đang bị cáo buộc bán dâm… với cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai -  //phunutoday.vn

Nếu ở các xứ kém dân chủ (“gấp vạn lần”) thì chuyện ăn bánh trả tiền sòng phẳng mà không có ép buộc cưỡng bức nào giữa bên bán và bên mua dâm thì coi như chuyện “thuận mua vừa bán”, vô can. Nhưng ở các xứ toàn trị thì việc chính trị hóa thứ “tài nguyên xác thịt” (chữ của Đào Tuấn) như thế này cũng là chuyện khá phổ biến. Ưa nhau thì méo mấy cũng tròn, ngậm bồ hòn cũng ngọt. Chẳng ưa thì dưa hóa dòi là thế.

Viết tới đây lại làm tôi nhớ đến một mụ đồng hương với mụ Tư Hồng (Cầu Nôm). Nhan sắc cũng tầm tầm bậc trung thôi. Nhưng được cái gái quê lột xác nơi tỉnh thành có sự bạo dạn và sẵn sàng lên gường với những ai có thể o bế mụ tiến thân trong nghề nghiệp. Nhưng do vốn kiến thức cơ bản ngắn cũn. Người ta thì làm việc bằng đầu. Còn mụ làm việc chủ yếu bằng “điã” (vốn tự có) và sự tận tuỵ với bạn tình. Xung quanh ai cũng biết nhưng “chả mất gì của bọ” nên chẳng ai muốn nói ra. Nhưng cho tới khi thấy mụ đùng đùng làm đơn xin các danh hiệu cao qúi lên trên… thì dư luận mới ầm lên cái chuyện ”điã” lấn át “đầu” của mụ. Khiến ai cầm tới hồ sơ của mụ cũng ái ngại. Phải đơn từ kiện cáo tới hơn chục năm dòng, nhan sắc mụ đã tàn phai theo thời gian mà vẫn thấy mụ kiên trì theo đuổi… Người ta cũng đành tặc lưỡi làm ngơ mà bốc xôi làng cho mụ. Như vậy, nhời cụ Yên Đổ chả đã phán ”Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ” chẳng phải từ cơn cớ đó mà sinh là gì?

Càng nghĩ càng thương cho đám con ong cái kiến. Bước đường cùng phải bán trôn nuôi miệng, nuôi danh (hão). Mà phải chịu biết bao nhục nhã ê chề!

Chém cha cái kiếp đào hồng,
Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số.
Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó,
Mai sau ngày giỗ có văn nôm.
Cha đời con đĩ cầu Nôm.

(Nguyễn Khuyến)


(*“Làm đĩ” và bài học cho “Sợi xích” - http://www.tuanvietnam.net/2010-05-12-la-m-di-va-ba-i-ho-c-cho-so-i-xi-ch-
(***) Chương Tử Di từng làm gái bao - http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/74153/chuong-tu-di-tung-lam-gai-bao.html

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - QUÂN GIẬN NHÂN HAI - QUÂN HẠI NHÂN DÂN

 Quân đội Nhân dân giảng bài cưỡng chế....













Kinh nghiệm giải quyết “điểm nóng” trong thu hồi đất và tranh chấp đất đai: Kiên trì vận động, thuyết phục người dân

...Với tinh thần đó, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp đầu tháng 4-2012, ra quyết định đình chỉ công tác đối với các ủy viên trong Ban chấp hành Chi bộ thôn Tư Sản vì các đồng chí này có biểu hiện theo đuôi quần chúng, không kiên quyết tiến hành các giải pháp do Đảng ủy xã đề ra...

QĐND - Tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã có nhiều điển hình được giới thiệu trong Hội nghị. Đáng chú ý là những kinh nghiệm "hạ nhiệt" thành công ở những "điểm nóng" thu hồi đất và tranh chấp đất đai ở một số địa bàn, nhờ lãnh đạo, chính quyền có ý thức học tập tác phong sâu sát của Bác Hồ, biết lắng nghe ý kiến cơ sở, nhất là ý kiến của nhân dân, để hiểu đúng và nhờ vậy mà giải quyết được đúng. Kể từ hôm nay Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu tới bạn đọc một số kinh nghiệm tiêu biểu.




Cán bộ và người dân hai thôn đi thăm lại cánh đồng Soi sau khi thôn Tư Sản 
tự giác giải tỏa và bàn giao lại cho UBND xã Phú Túc (Hình minh hoạ của QĐND)



Kiên trì "hạ nhiệt" thành công ở những "điểm nóng" 
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ  (!?)
(Hình minh hoạ thêm cho đủ nghĩa của DLB)

Bài 1: Kiên trì vận động, thuyết phục người dân 

Vụ tranh chấp đất đai giữa hai thôn Tư Sản và Lưu Thượng thuộc xã Phú Túc (Phú Xuyên, Hà Nội) diễn ra kéo dài, có lúc căng thẳng đến mức người dân tổ chức khiếu kiện kéo dài, vượt cấp. Chính quyền địa phương phải tính đến giải pháp sử dụng lực lượng cưỡng chế, giải tỏa nhưng cuối cùng đã được giải quyết ổn thỏa bằng công tác vận động, thuyết phục.

Phương thức vận động, thuyết phục, giải quyết ổn thoả nhất theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ (!?)
(hình minh hoạ thêm của DLB)

Sự việc phức tạp

Sự kiện “nóng” bắt đầu vào sáng 19-2-2012, hơn 200 người dân thôn Tư Sản đã tổ chức chiếm đất (đắp bờ, cấy lúa) trên diện tích 6,75 mẫu đất nông nghiệp tại khu vực cánh đồng Soi của thôn Lưu Thượng. Người dân Lưu Thượng đòi lại đất không được, đã bỏ không cấy 46 mẫu ruộng còn lại để gây sức ép với chính quyền. Trong lúc công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quần chúng đang được tiến hành thì người dân hai thôn liên tục gây căng thẳng bằng các vụ khiêu khích, khiếu kiện đông người, vượt cấp.

Người dân thôn Tư Sản chiếm đất của thôn Lưu Thượng vì cho rằng, "đây là đất của cha ông để lại và quỹ đất 5% của một số hộ thôn Tư Sản trước đây". Sự thật là năm 1977, khi cả xã Phú Túc còn chung là một hợp tác xã, có thành lập đội giống, canh tác trên cánh đồng Soi với sự góp mặt của một số xã viên đến từ nhiều thôn, trong đó có người của thôn Tư Sản. Tuy nhiên, năm 1988, đội giống đã giải thể. HTX nông nghiệp xã Phú Túc đã tiến hành chia lại ruộng đất theo bình quân đầu người. Diện tích đất nông nghiệp 6,75 mẫu mà người dân Tư Sản lấn chiếm là đất canh tác đã được giao cho người dân thôn Lưu Thượng theo Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ. Quá trình sử dụng đất chưa hề xảy ra tranh chấp, kiện tụng cho đến khi xảy ra vụ việc.

Đồng chí Đặng Văn Tý, người vừa được Huyện ủy Phú Xuyên chỉ định làm Phó bí thư Đảng ủy xã Phú Túc cho biết: Sở dĩ người dân thôn Tư Sản bỗng dưng tổ chức lấn chiếm trái phép diện tích đất nói trên bắt nguồn từ sự so sánh về tốc độ phát triển giữa hai thôn. Thôn Lưu Thượng có thuận lợi là gần đường trục giao thông, lại có nghề truyền thống mây, giang, đan nên kinh tế phát triển, nhiều hộ xây được nhà cao tầng, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, đất ruộng không làm đến nên cho người dân thôn Tư Sản thuê để canh tác. Trong khi đó, thôn Tư Sản ở phía trong, giao thông không thuận tiện, nhiều người dân không có việc làm phải đi vào phía Nam làm thuê. Dịp Tết Nguyên đán 2012, một số người dân thôn Tư Sản đi làm thuê về ăn Tết, thấy cảnh dân làng phải thuê ruộng canh tác nên đã quyên góp tiền, kích động dân làng chiếm đất của dân Lưu Thượng, có nhiều hành vi lăng mạ, chửi bới cơ quan chức năng và các tổ công tác đến thôn làm nhiệm vụ.



Trước sự chứng kiến của người dân, Bí thư Chi bộ hai thôn Tư Sản và 
Lưu Thượng bắt tay đoàn kết sau khi giải tỏa khu bờ bao diện tích đất lấn chiếm 
(Hình minh hoạ của QĐND)



Trước sự chứng kiến của công an côn đồ, 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ 
được nghiêm chỉnh áp dụng (!?).
(Hình minh hoạ thêm của DLB)

Kiên quyết trấn áp đối tượng cố ý làm trái, kiên trì vận động nhân dân 

Trước vụ việc nêu trên, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên phải bám sát tình hình tư tưởng trong dân, kiên trì giải quyết bằng biện pháp tuyên truyền, vận động để người dân hai thôn thấy rõ đúng, sai; giải quyết vấn đề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với những đối tượng cầm đầu, cố tình làm trái pháp luật thì phải có biện pháp trấn áp kiên quyết.

Sau nhiều ngày lập các tổ công tác về cơ sở giải quyết vụ việc, ngày 1-3-2012, UBND huyện Phú Xuyên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 12 công dân thôn Tư Sản có hành vi vi phạm Luật Đất đai. Việc sử dụng lực lượng cưỡng chế, giải tỏa có tính đến, nhưng chỉ tiến hành khi việc tuyên truyền, vận động không có kết quả.



Kiên trì vận động, kiên quyết lôi kéo (minh hoạ thêm bởi DLB)




Đồng chí Nguyễn Đình Thọ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Xuyên cho biết: Việc tuyên truyền, vận động nhân dân đã được tiến hành theo kế hoạch chặt chẽ trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh của các lực lượng trong hệ thống chính trị của huyện. Dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, đồng chí Bí thư Huyện ủy Trương Thế Cầu đã thường xuyên về đối thoại với cán bộ, đảng viên và người dân hai thôn. Huyện ủy cũng chủ động mở lớp quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) ở Đảng bộ xã Phú Túc (ngày 2-4-2012) trước cả lớp học của Đảng bộ huyện để tạo diễn đàn cho đảng viên trong Đảng bộ xã thảo luận, tạo thêm sự đồng thuận về phương pháp xử lý của Huyện ủy. Huyện thành lập tổ công tác, cùng với Đảng ủy, chính quyền xã Phú Túc đến từng hộ gia đình thôn Tư Sản để tuyên truyền, vận động. Trước các sự việc làm nóng tình hình, Huyện ủy họp bàn phương án giải quyết rồi tỏa về Phú Túc làm công tác vận động nhân dân ngay trong các đêm. Các đoàn thể trong huyện như tổ chức phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên... cũng cử tổ công tác, về phối hợp với đoàn thể cấp dưới của xã Phú Túc, đến từng nhà hội viên, đoàn viên làm công tác tuyên truyền. Nhiều gia đình thôn Tư Sản cố tình tránh mặt các tổ tuyên truyền nhưng cuối cùng vẫn phải tiếp đón và lắng nghe vì sự kiên trì bám nắm cả ngày lẫn đêm của các tổ công tác. Các đồng chí đảng viên tốt, các hội viên, đoàn viên tích cực của thôn Tư Sản cuối cùng cũng đã nhất trí với quan điểm giải quyết của Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên.



Và khi quan điểm giải quyết của Huyện uỷ không giống quan điểm của Nhân Dân: tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ sẽ được nghiêm chỉnh áp dụng bằng cách khác(!?) (Minh hoạ thêm bởi DLB)



Công tác cán bộ: Khâu quyết định 

“Điểm nóng” Phú Túc diễn ra từ tháng 2-2012 nhưng sau hai tháng tích cực tuyên truyền, vận động vẫn chưa đạt được kết quả, thậm chí còn có thêm những diễn biến phức tạp, Huyện ủy Phú Xuyên nhận định: Để xảy ra tình trạng trên là do cán bộ chủ trì của xã Phú Túc có tư tưởng thiếu dứt khoát, không quyết đoán trong giải quyết tình hình. Thường vụ Huyện ủy đã tranh thủ ý kiến cấp trên, kiên quyết đình chỉ công tác đồng chí Bí thư và Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Phú Túc. Đồng chí Phạm Hải Hoa, Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Phú Xuyên được chỉ định về làm Bí thư Đảng ủy xã Phú Túc. Đồng chí Đặng Văn Tý, Ủy viên thường vụ, Phó chủ tịch HĐND xã Phú Túc được chỉ định làm Phó bí thư Đảng ủy xã. Đây là hai đồng chí quán triệt và nhất trí cao với phương án giải quyết vụ việc đã được Thường vụ Huyện ủy thông qua.



Khâu quyết định - phương án sau cùng: 
Hiệp đồng tác chiến - công an, côn đồ, chó và Quân đội Nhân dân. 
Vẫn theo đúng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tác phong sâu sát của bác Hồ  (!?)
(Minh hoạ thêm của DLB)



Với tinh thần đó, Đảng ủy xã Phú Túc đã họp đầu tháng 4-2012, ra quyết định đình chỉ công tác đối với các ủy viên trong Ban chấp hành Chi bộ thôn Tư Sản vì các đồng chí này có biểu hiện theo đuôi quần chúng, không kiên quyết tiến hành các giải pháp do Đảng ủy xã đề ra. Đồng chí Đỗ Đức Soát, Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn xã, là người thôn Tư Sản được chỉ định về kiêm giữ chức Bí thư Chi bộ thôn Tư Sản. Đồng chí Trần Huy, Phó chủ nhiệm HTX Phú Túc, được chỉ định làm Trưởng thôn Tư Sản.

Việc đình chỉ cán bộ, chỉ định các cán bộ mới về thay từ cấp xã đến cấp thôn đã giúp cho việc kịp thời ngăn chặn các tình huống có xu hướng leo thang phức tạp ở cả thôn Tư Sản và thôn Lưu Thượng. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã (mới) với kinh nghiệm của người làm công tác dân vận, đã có nhiều hình thức đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với người dân hai thôn. Chi bộ thôn Tư Sản sau khi được củng cố đã phát huy tốt vai trò của các đảng viên gương mẫu, thực hiện “đến từng nhà, rà từng người” làm công tác tuyên truyền, vận động và cô lập các đối tượng ngoan cố. Dần dần, người dân Tư Sản nhận ra việc làm trái pháp luật của mình, người dân thôn Lưu Thượng cũng từ bỏ các hành vi gây mâu thuẫn và hoạt động khiếu nại vượt cấp.

Củng cố mối đoàn kết trong nhân dân



Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết (minh hoạ thêm bởi DLB)



Cùng với các hoạt động của tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng, UBND xã Phú Túc phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp Hà Nội tư vấn pháp luật cho người dân. 6 tổ công tác của xã đến từng gia đình ở thôn Tư Sản ký cam kết đồng ý chủ trương tự giải tỏa, bàn giao diện tích vi phạm cho UBND xã, không tham gia, cản trở. Đối với 12 trường hợp có quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thôn Tư Sản, UBND xã Phú Túc đã gặp từng trường hợp lấy ý kiến cam kết cá nhân tự nhận thấy lỗi sai phạm, bản thân và gia đình không tham gia, cản trở việc giải tỏa. Từ đó, người dân đã có chuyển biến về nhận thức, hiểu hơn những quy định của pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai và tố tụng hình sự… Điều quan trọng không chỉ là việc giải tỏa diện tích đất bị lấn chiếm trái phép mà còn là việc hóa giải mối hiềm khích giữa hai thôn. Ngày 15-5-2012, chi bộ thôn Tư Sản đã vận động những người dân tích cực tự nguyện đi phá dỡ các bờ bao được xây dựng nhằm phân giới diện tích lấn chiếm, bàn giao cho UBND xã Phú Túc. Các gia đình giữa hai thôn có mối quan hệ huyết thống hoặc thông gia, bằng hữu cũng được vận động sang thăm hỏi lẫn nhau để củng cố mối đoàn kết giữa hai thôn.

Đồng chí Lê Đại An, Phó chủ tịch UBND xã Phú Túc cho biết: Diện tích lúa mà người dân thôn Tư Sản cấy trái phép đã sắp cho thu hoạch, UBND xã đang tính toán để sử dụng số lúa trên đền bù cho các hộ dân thôn Lưu Thượng có đất bị lấn chiếm, số còn lại sẽ được bổ sung vào Quỹ vì người nghèo của xã, không khí đoàn kết, hữu nghị giữa hai thôn đang được củng cố ngày một tốt hơn.

Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng chí Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã thông báo kết quả giải quyết vụ tranh chấp đất đai phức tạp ở Phú Túc và cho rằng: Thành công của Huyện ủy Phú Xuyên đã để lại nhiều bài học quý về công tác tư tưởng, công tác tổ chức – cán bộ, công tác dân vận trong giải quyết các “điểm nóng” về tranh chấp đất đai trong nhân dân hiện nay.






Thành công, Thành công, Đại thành công (minh hoạ thêm bởi DLB)




BLOG NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐÃ ĐỨT BÓNG!


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ‘bị điều tra’

Trang blog của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đóng chiều nay 1/6 còn ông vẫn đang bị Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội điều tra.

Theo giấy hẹn, vị tiến sĩ công tác ở Viện Hán Nôm, nhưng được biết nhiều qua blog với chủ đề chính trị – xã hội, đã đến văn phòng Thanh tra Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội lúc 13h30 hôm nay.
Cùng đi với ông Diện có bà Lê Hiền Đức và luật sư Hà Huy Sơn.

Kể lại với BBC tối nay giờ Hà Nội, luật sư Sơn cho hay tại văn phòng có chánh thanh tra Nguyễn Văn Minh, và cả một số nhân viên an ninh.

Cơ quan nhà nước yêu cầu bà Đức và luật sư Sơn ra ngoài.

“Tôi nói theo luật, công dân có quyền được hỗ trợ pháp lý. Sau khi tôi trình thẻ luật sư, họ lại yêu cầu giấy giới thiệu của văn phòng.”
“Vì đi vội, tôi không có giấy này. Họ lấy lý do đó để buộc tôi ra ngoài,” luật sư Sơn cho biết.

Điều tra trang blog

Theo vị luật sư, đến khoảng 5 giờ chiều, ông Nguyễn Xuân Diện mới ra khỏi phòng làm việc.

“Anh ấy kể là bà Đức không đồng ý ra ngoài. Khoảng bốn bảo vệ vào khiêng bà đi, nghe nói có xô xát.”
“Họ có ghi lại biên bản, nói bà Đức xông vào cơ quan. Bà Đức vẫn ở trong văn phòng Sở, yêu cầu gọi công an phường đến lập biên bản.”

Luật sư Sơn nói đến khoảng 7h tối giờ Việt Nam, ông được tin bà Đức vẫn còn kiên quyết ở lại trong văn phòng của thanh tra Sở.

BBC cũng được biết Sở Thông tin – Truyền thông Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra nhắm vào nội dung blog của tiến sĩ Diện.



Cuộc thanh tra này chưa kết thúc, và tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, sinh năm 1970, được yêu cầu tuần sau trở lại làm việc.

Một nguồn tin cho BBC biết vào ngày 19/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì một cuộc họp “để cho ý kiến về việc xử lý Blog Nguyễn Xuân Diện”.


Kết luận cuộc họp nói “trước mắt cần có biện pháp xử lý ‎ hành chính” với ông Diện.

Bộ Thông tin – Truyền thông cũng được yêu cầu xem xét khả năng đóng blog của ông Diện và những người khác bị xem là chống Đảng.

Đến chiều hôm nay, độc giả không còn có thể xem được nội dung của blog Nguyễn Xuân Diện, mặc dù chưa rõ ông Diện đã chủ động tự đóng blog hay không.

BBC chưa liên lạc được với ông trong ngày hôm nay.

Thời gian qua, blog của ông tường thuật nhiều về dự án gây tranh cãi Ecopark và cuộc cưỡng chế ngày 24/4 ở Văn Giang, Hưng Yên.

Đáng chú ý là việc ông loan báo người dân ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang ký tên vào bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn Giang (vốn do trang Bauxite Việt Nam soạn thảo).

Trước đó, cũng có sự kiện một bản kiến nghị về vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, sau khi đăng trên blog của ông, đã thu được 1361 chữ ký.

Tin BBC.

___________________________________________



 Thấy gì trong đơn tố cáo của bà Nông Thị Bích Liên?













Sông Tiền (Danlambao) - 
Lướt qua đơn của bà Nông Thị Bích Liên (Liên), tố cáo bà Đỗ Thị Huyền Tâm (Tâm) dụ tình bố mình, tôi cứ ngỡ rằng bố bà Liên là gã khờ khạo nào đó. Không ngờ, khi đọc kỹ đơn tố cáo, rõ ra, bố bà Liên là ông Nông Đức Mạnh, đầu luôn chải láng mướt bên 2 bên 8 (2/8), từng cầm đầu đảng CSVN mút hạng hai nhiệm kỳ 10 năm, từng hút gió đổi mây, từng khạc ra lửa hôm nào nay rõ ra là thằng cha cà chớn.

Thú thật, dựa vào họ tên tên của ông, từ lâu tôi đánh giá ông Mạnh đúng chỉ một nửa: "Tài ông thì Nông, đức ông thì Mạnh". Nay qua đơn tố cáo rạch ròi của con gái cưng của ông, tôi mới ngộ ra ông là kẻ tài nông, đức yếu.

Điều tôi còn hiểu chưa rõ: Bất tài, thất đức như ông Mạnh, sao đảng CSVN cầm quyền lại cử ông cầm đầu cai trị gần 90 triệu dân Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang, bốn ngàn năm văn hiến? - Chẳng lẽ dân VN "không có chó bắt mèo ăn cứt" hay đảng CSVN "cử thằng chột làm vua xứ mù"?

Bà Liên tố cáo bà Tâm trong bối cảnh nào, với dụng ý gì ? 

Phải chăng:

Trong bối cảnh Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm, do bà Tâm làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc vỡ nợ lớn (900 tỷ).

Với dụng ý, về chính trị không còn gì để mất, phải cứu Bố về mặt kinh tế: tách Bố ra khỏi bà Tâm để không dính vào món nợ không lồ của tập đoàn Minh Tâm, giữ cho được cái biệt thự 850m2 ven Hồ Tây mới sánh bằng với biệt thự của Tổng Phiêu v.v…

Đơn bà Liên tố cáo bà Tâm “giăng miểng” tùm lum: 

Ngoài việc xem ông Mạnh như đứa con nít hư hỏng;
Chê dân Bắc Ninh vô trách nhiệm cử mụ cà chớn đại diện cho mình ở Quốc hội;

Tố cáo Quốc hội quan liêu dung nạp bà cà chớn cả 2 nhiệm kỳ mà không biết không hay;

Tố cáo các ngân hàng nhu nhược, sợ quyền uy của ông Mạnh tung tiền cho bà Tâm vay sai nguyên tắc;

Tố cáo từ Bộ Chính trị Đảng, Chính phủ… xuống đến người lái xe cho ông Mạnh tội bao che, gian dối... 

Trong đơn tố cáo của bà Liên chứa đựng nội dung ích kỷ hẹp hòi, không công bằng và không minh bạch:

Đảng và Nhà nước đang tối mặt chuyện biển đảo.
Chuyện nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, những tập đoàn kinh tế đang ngáp gió.

Những chuyện Dân oan biểu tình, quyết tử giữ đất bằng vũ khí thô sơ từ ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản đến tuột quần tuột áo ở Cái Răng Cần Thơ…

Thế mà bà Liên réo gọi Trung ương, địa phương, các cơ quan hữu quan hãy tập trung giải quyết chuyện buồn cười của nhà bà.

Chuyện quan hệ tình ái lăng nhăng giữa Bố bà với bà Tâm, xét cho cùng là thông dâm, chủ động là Bố bà, cớ sao bà chỉ tố cáo bà Tâm – làm như thể bà Tâm cưỡng dâm Bố bà không bằng?! Người ta thường nói "Tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc”, Bố bà làm Tổng Bí thư một đảng toàn trị suốt 10 năm, chẳng lẽ ông ấy bất lực không tự giải quyết được việc nhà, việc của bản thân mình? Bà coi thường Bố bà đến thế sao?!.” 

Bà Liên buộc phải vén màn, lật tẩy lòi mặt những danh hài, rồi còn gắng gượng bảo vệ đảng, bảo vệ Bố mình bằng một đoạn chua xót “Để xảy ra vụ việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân”.

Cám ơn bà Liên và những nhân vật có liên quan trình làng một kịch bản hài ăn khách.



1/06/2012



________________________________________________________________


'VN cần nghiêm túc về nhân quyền'


Ông McCain phát biểu trong một họp báo



Ông McCain nói quan hệ Việt Mỹ có thể gần gũi hơn nếu Hà Nội cải thiện nhân quyền

Thượng Nghị sỹ John McCain của Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục Việt Nam 'nghiêm túc hơn nữa' trong vấn đề nhân quyền để có thể kết thân thêm với Hoa Kỳ.

Trả lời câu hỏi của BBC trong buổi họp báo hôm 31/5 tại Malaysia, nơi ông McCain đang ở thăm trước khi sang Singapore dự Hội nghị Thượng Đỉnh An ninh Châu Á, vị Thượng Nghị sỹ trước hết nói về bước tiến trong quan hệ Việt - Mỹ:


"Thông điệp của tôi cho Việt Nam là chúng ta đã đạt những tiến bộ lớn.


"Chúng tôi tự hào đã hàn gắn những vết thương của cuộc chiến ghê gớm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ chỉ trừ cuộc nội chiến của chúng tôi.


"Quan hệ của chúng tôi với Việt Nam là tuyệt vời. Có nhiều đầu tư của Hoa Kỳ ở đó."


Nhưng ông McCain không giấu sự không hài lòng của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.


"Hiện vẫn có sự thật, mà tôi đã nói thẳng với các người bạn Việt Nam, là vẫn có sự đàn áp những người thiểu số, các tín đồ Phật giáo, Thiên Chúa giáo, những người thiểu số sống tại các vùng cao và chúng tôi mong đợi có tiến bộ về nhân quyền.
"Thực tế là chúng tôi tin rằng quan hệ của chúng tôi là gần gũi và có thể gần gũi hơn."
Thượng Nghị sỹ John McCain

"Chúng tôi mong đợi tiến bộ chứ không phải là thay đổi tức thì."


Ông McCain là tù nhân có tiếng nhất trong cuộc chiến Việt Nam sau khi máy bay của ông bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội.


Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ hồi năm 1994, ông McCain đã nhiều lần tới thăm Việt Nam và là người có quan điểm ôn hòa hơn so với nhiều dân biểu Hoa Kỳ khác trong vấn đề nhân quyền.


Cũng trong họp báo tại Malaysia, ông McCain nói:


"Thực tế là chúng tôi tin rằng quan hệ của chúng tôi là gần gũi và có thể gần gũi hơn.
"Nhưng những vấn đề đó [quyền con người] phải được chính quyền Việt Nam xem xét nghiêm túc hơn và chúng tôi hy vọng họ sẽ làm điều đó."


'Chuyển trọng tâm'


BBC cũng hỏi ông McCain về sự 'trở lại Châu Á' của Hoa Kỳ và ông nói đây không phải là sự thay đổi bước ngoặt mà là chuyện Hoa Kỳ "tái khẳng định cam kết" với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


Máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ trên Khu trục hạm USS John S. McCain


Các tàu chiến của Hoa Kỳ trong đó có cả tàu mang tên ông McCain đã tăng cường tới Châu Á trong vài năm qua

Ông McCain nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã hiện diện ở khắp Châu Á - Thái Bình Dương trong hơn 100 năm qua và nói thêm:


"Một trong những lý do thuyết phục [cho việc tái khẳng định cam kết với Châu Á - Thái Bình Dương] là kinh tế thế giới đã chuyển trọng tâm sang Châu Á - Thái Bình Dương và chỉ lý do này không thôi đã buộc chúng tôi phải có thêm hoạt động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương."


Ông McCain cũng nói chuyện cam kết nhiều hơn với Châu Á không có nghĩa là Hoa Kỳ bỏ rơi những người bạn Châu Âu như một số người nghĩ.


Thượng Nghị sĩ Joseph Lieberman, người cùng tham dự họp báo với ông McCain, bổ sung thêm rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chú tâm tới những khu vực quan trọng khác trên thế giới trong đó có Trung Đông.

theo BBC