Monday, September 10, 2012

BẢNG XẾP HẠNG MƯỜI THÀNH PHỐ LÝ TƯỞNG

Bảng xếp hạng cuối tháng 8 năm 2012
của tổ chức Economist Intelligence Unit.

(Phần giới thiệu các thành phố lấy từ Wikipedia)


10.  Thành phố Auckland (tên không chính thức Central Auckland) là một thẩm quyền lãnh thổ nằm trên eo đất Auckland và các đảo của vịnh Hauraki. Vùng đô thị Auckland bao gồm các vùng đô thị của thành phố này và các thành phố lân cận, đó là North Shore, WaitakereManukau, cùng với các phần của Papakura, Rodney, Franklin District gần đó.
Thành phố Auckland là thành phố lớn nhất ở New Zealand, với dân số ước tính sơ bộ khoảng 425.400 vào 20 tháng 6 năm 2005. Thành phố nằm ở Khu vực Auckland. Hội đồng khu vực Auckland cũng nằm ở Thành phố Auckland.

Điểm số: 95.9 trên 100



9.  Perth là thủ đô của bang Tây Úc với dân số hơn 1,5 triệu người (2006). Do đó thành phố lớn nhất Tây Úc này trở thành quê hương của 3/4 dân số của bang. Với tốc độ tăng trưởng 2,1% (2006), hiện nay Perth là 1 trong 4 trung tâm trọng điểm phát triển nhất nước Úc. Theo như nhận định thì năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của thành phố này sẽ tăng 2,5% do sự bùng nổ kinh tế ở Tây Úc.
Perth được sáng lập vào ngày 11 tháng 6 năm 1829 bởi James Stirling. Lúc đầu, đây là trung tâm hành chính của những người dân thuôc địa ở sông Swan. Sau đó nơi này trở thành trụ sở của chính quyền Tây Úc cho tới ngày nay.
Thủ đô này nằm ở tây nam của đại lục, giữa Ấn Độ Dương và dãy Darling, một dốc đá miền duyên hải. Trung tâm buôn bán và vùng ngoại ô Perth nằm ven bờ sông Swan. Adelaide ở Nam Úc là thành phố gần Perth nhất với hơn 1 triệu cư dân và khoảng cách 2104 km làm cho Perth luôn là nơi đơn độc nhất trên thế giới.
Về địa lý, Perth là vùng gần Đông TimorJakarta, Indonesia hơn là Sydney, Melbourne, và Brisbane. Nó đối diện với Hamilton, Bermuda qua tâm Trái Đất.

Điểm số: 95.9 trên 100



8. Helsinki (trong tiếng Phần Lan; ), Helsingfors (trong tiếng Thụy Điển; ) là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Phần Lan. Thành phố tọa lạc tại phía Nam của Phần Lan bên bờ vịnh Phần Lan, tọa độ 60°10′B, 24°56′Đ bên biển Baltic. Dân số của thành phố của Helsinki là 564.643 (31 tháng 8 năm 2006).[2] Vùng đô thị Helsinki bao gồm cả các thành phố lân cận Espoo, VantaaKauniainen, gọi chung là Vùng thủ đô. Vùng này có số dân 997.291 người[2] . Cả khu vực Đại Helsinki với các thành phố lân cận có dân số khoảng 1.293.093 người,[2] có nghĩa là 1/4 dân số Phần Lan sống ở khu vực Đại Helsinki. Helsinki có khoảng cách 400 kilômét (250 mi) về phía đông của Stockholm, Thụy Điển, 300 kilômét (190 mi) về phía tây St. Petersburg của Nga và 80 kilômét (50 mi) về phía bắc Tallinn, Estonia. Helsinki có mối liên hệ lịch sử gần gũi với 3 thành phố này. Helsinki là trung tâm nghiên cứu, văn hóa, giáo dục và chính trị của Phần Lan. Khoảng 70% công ty nước ngoài hoạt động ở Phần Lan đóng ở vùng Helsinki.[3]
Thành phố Vantaa trong vùng đô thị Helsinki là nơi có sân bay Helsinki-Vantaa, với các tuyến bay khắp châu Âu và châu Á. Từ đầu năm 2009, hội đồng thành phố Vantaa đã xem xét đề nghị sáp nhập thành phố này vào thành phố Helsinki.[4] Tuy nhiên ngày 31 tháng 1 năm 2011, hội đồng thành phố Vantaa bỏ phiếu bác bỏ đề nghị sáp nhập của Helsinki với 45 phiếu chống/22 phiếu thuận.[5]
Năm 2009, Helsinki được chọn là Thủ đô thiết kế thế giới năm 2012[6] bởi Hội đồng quốc tế các hiệp hội thiết kế công nghiệp. Helsinki đã vượt qua một cách sát sao với Eindhoven trong cuộc bầu chọn danh hiệu này.

Điểm số: 96 trên 100




7. Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ của tiểu bang New South Wales. Dân số của Sydney là 4.198.543 người (2003).
Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove bởi Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh.
Được xây dựng xung quanh cảng Jackson với cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung tâm tài chính lớn nhất của Úc và cũng là một địa điểm du lịch của khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: Nhà hát opera Sydney (Sydney Opera House) và Cầu Cảng (Harbour Bridge).

Điểm số: 96.1 trên 100




6. Thành phố AdelaideAdelaide là thủ phủ của tiểu bang Nam Australia - một thành phố với truyền thống văn hoá lâu đời và nếp sống dễ chịu, một địa điểm học tập lý tưởng đã được thời gian kiểm chứng. Cho đến thời điểm này Adelaide đã đón tiếp được hơn 20.000 sinh viên ngoại quốc - những người đã xem thành phố như bước khởi đầu để hướng tới một sự nghiệp sang rạng và một cuộc sống tại một thành phố phương tây hiện đại - để có được những bằng cấp được quốc tế công nhận , làm việc với những công ty có uy tín hàng đầu thế giới và tìm hiểu phong cách của một nền văn hoá nói tiếng Anh.

Điểm số: 96.6 trên 100



5. Calgary là một thành phố phía nam của tỉnh Alberta, Canada. Đây là thành phố lớn nhất Alberta và lớn thứ ba của Canada tính theo dân số (theo kết quả điều tra dân số năm 2008)[4]. Vùng đô thị Calgary bao gồm Thành phố Calgary là vùng đô thị lớn thứ năm của Canada. Những người nói tiếng Anh dùng từ "Calgarian" để chỉ cư dân Calgary. Thành phố Calgary có địa hình đồi núi, cao nguyên, nằm cách dãy Thạch Sơn (Rockies) của Canada khoảng 80 km.
Thành phố Calgary nổi tiếng ở Canada về các môn thể thao mùa đông và các tour du lịch sinh thái với một số vùng nghỉ mát gần thành phố. Năm 1988, Calgary đã tổ chức thành công Thế vận hội Mùa đông, trở thành thành phố đầu tiên ở Canada giữ cương vị chủ nhà của đại hội thể thao này. Nhân dịp này, một sân trượt băng tốc độ cao đã được xây dựng trong khuôn viên Đại học tổng hợp Calgary. Đây được xem là sân trượt băng trong nhà nhanh nhất thế giới.[5]


Nền kinh tế của Calgary chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp dầu hoả. Ngoài ra thì các ngành nông nghiệp, du lịch, và các ngành công nghiệp công nghệ cao cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố. Calgary là nơi tập trung nhiều trụ sở của các công ty lớn ở Canada và thẽ giới, nhất là các công ty dầu hỏa và điện toán.
Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của Thành phố rất phát triển với nhiều trường cao đẳng, đại học và dạy nghề. Các cơ sở đạo tào gồm có Đại học tổng hợp Calgary (University of Calgary) thành lập năm 1966, Trường Mount Royal (Mount Royal College) thành lập năm 1911, Học viện công nghệ Nam Alberta (SAIT - South Alberta Institute of Technology), Trường Bow Valley (Bow Valey's College), Trường nghệ thuật và thiết kế Alberta (ACAD - Alberta College of Art & Design), Trường đại học Ambrose (Ambrose University College) - trường tư thục Cơ-đốc giáo, và Trường đại học Thánh Maria (St. Mary's University College) - trường tư thục Công giáo. Ngoài ra, Thành phố Calgary còn có cơ sở chi nhánh của Đại học tổng hợp Lethbridge (cơ sở chính tại Thành phố Lethbridge, Alberta) và Đại học tổng hợp DeVry (cơ sở chính tại Chicago, bang Michigan, Hoa Kỳ).
Thành phố Calgary có rất nhiều lễ hội thường niên như Calgary Stampede (được mệnh danh là "cuộc trình diễn ngoài trời lớn nhất thế giới" - "the greatest outdoor show on Earth"), Lễ hội âm nhạc dân gian (Folk Music Festival), Lễ hội Tử đinh hương (Lilac Festival), Liên hoan những cây bút quốc tế Banff-Calgary (Banff-Calgary International Writers Festival), Carifest (lễ hội Caribe lớn thứ tư ở Canada), v.v...
Vào năm 2007, Tạp chí Forbes công bố danh sách khảo sát Mercer về các thành phố sạch nhất trên thế giới, trong đó Calgary được xếp hạng nhất.[6]

Điểm số: 96.6 trên 100






4.  Thành phố TorontoToronto là thành phố lớn nhất của Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario. Với diện tích khoảng 630 km² và một dân số trên 2,5 triệu (2004), đây là một trong những trung tâm thương mại, tài chính và công nghiệp lớn nhất thế giới. Toronto là thành phố đa văn hóa, sắc tộc, nghệ thuật và được xem là một trong những thành phố an toàn nhất Bắc Mỹ. Nó còn nổi tiếng với các cao ốc chọc trời, Đại học Toronto, các đội bóng và băng cầu lớn và ngọn tháp CN cao thứ hai thế giới[3].

Điểm số: 97.2 trên 100

3.  Thành phố VancouverVancouver là thành phố lớn nhất ở bờ biển phía Tây của tỉnh bang British Columbia, Canada, giáp Thái Bình Dương và là thành phố lớn thứ ba với hải cảng có độ sâu tự nhiên cao nhất, lớn nhất và bận rộn nhất của Canada.
Vancouver nằm tại vĩ tuyến 49°16'36" Bắc, kinh tuyến 123°07'15", giáp với các thành phố Burnaby, Richmond, Bắc Vancouver. Vancouver có diện tích 114 km², nhiệt độ trung bình tháng 1 là 3 °C, tháng 7 18 °C, lượng nước mưa và tuyết rơi trung bình hằng năm là 1.219 mm. Dân số Vancouver khoảng 545.671 người (thống kê năm 2001), ngôn ngữ chính là tiếng Anh, nhưng người dân Vancouver có thể nói với hơn 70 tiếng mẹ đẻ của mình.

Mặc dù Vancouver là một thành phố trẻ mới được gây dựng nhưng người thổ dân đã sinh sống ở đây hơn 8.000 năm qua. Người thổ dân Coast Salish (bao gồm những người Musqueam, Squamish và Tsleil-Wauttuh hiện nay) đã sống trong khu vực này và đã phát đạt với tài nguyên biển cả trù phú. Những người thám hiểm gốc Tây Ban Nha đầu tiên đến đây bằng thuyền vào năm 1791. Năm sau, thuyền trưởng George Vancouver chỉ huy một tàu chiến đến thành phố phía Tây này và tên ông được đặt tên cho thành phố.
Người Âu châu bắt đầu đến định cư từ thập niên 1860 và sau đó dân số bắt đầu tăng nhanh, nhất là sau khi đường rày xe lửa được hoàn tất vào năm 1886. Cùng năm, thành phố Vancouver chính thức được thành lập. Hơn 100 năm kế tiếp, thành phố Vancouver trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhanh chóng. Các sự kiện: Cuộc đổ xô đi tìm vàng Klondike (Klondike Gold Rush), sự phát triển kinh tế sau Thế chiến thứ nhấtthứ hai đã thu hút nhiều người di dân từ các tỉnh bang và nước ngoài đến định cư tại Vancouver vào các thập niên 1960, 1980 và 1990. Nhờ khí hậu ấm áp, khung cảnh thiên nhiên đẹp, thành phố Vancouver đã thu hút một số lượng lớn người di dân gốc Á châu, trong đó đa số là người Trung Hoa, Ấn Độ.


Điểm số: 97.3 trên 100



 2. Viên, tức Wien (tiếng Đức), cũng có khi viết là Vienna (tiếng Anh), hay Vienne (tiếng Pháp), là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo. Với dân số 1.631.082 (năm 2005), Viên là thành phố lớn nhất Áo và là trung tâm văn hóa, kinh tế, và chính trị của nước này.
Nằm trên hai bờ sông Danube và chỉ cách ranh giới phía đông của Áo 60 km, Viên nằm ở hướng đông nam của Trung Âu và gần Cộng hòa Séc, Slovakia, và Hungary.
Viên là trụ sở của một số cơ quan của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có UNIDO, OPEC, IAEA, và OSCE.


Viên được nhắc đến lần đầu tiên trong các văn kiện vào năm 881 trong biên niên sử của thành phố Salzburg (Áo), khi tại apud Weniam có trận đánh chống lại người Hung, nhưng không rõ đấy là thành phố Viên hay là sông Viên.
Năm 976 dưới thời của dòng họ Babenberg, lãnh địa Ostarrichi được thành lập gần biên giới nước Hung mà trong đó cũng có Viên. Ngay từ thế kỷ 11 Viên đã là một địa điểm thương mại quan trọng. Trong Hiệp định trao đổi Mautern giữa giám mục của Passau (Đức) và hầu tước Leopold IV xứ Viên được gọi lần đầu tiên là Civitas. Năm 1155 hầu tước Heinrich Jasomirgott thuộc dòng họ Babenberg chọn thành Viên làm nơi ngự trị trong lãnh địa của ông. Trong năm 1156 Ostarrichi (Áo) trở thành công quốc và Viên là nơi ngự trị của công tước.
Năm 1278 Rudolf I, vua của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1273, sau khi chiến thắng vua Böhmen là Ottokar II, đã mang các phần đất thuộc về nước Áo ngày nay về dưới sự quản trị của ông, bắt đầu thời kỳ thống trị của dòng họ Habsburg.
Sau hai đợt bệnh dịch hạch lớn vào năm 16791713 dân cư thành phố tăng không ngừng. Trong năm 1724 dân số Viên được ước lượng là vào khoảng 150.000 người, vào khoảng năm 1790 đã là 200.000. Năm 1850 thành phố được mở rộng ra và chia lại thành nhiều quận (Bezirk). Trong những năm của thập kỷ 1860 dân số Viên tăng nhanh mà chủ yếu là do người du nhập từ ngoài thành phố vào. Các cuộc điều tra dân số bắt đầu được tiến hành đều đặn từ năm 1869 cho thấy vào năm 1910 thành phố có dân số cao nhất trong lịch sử là 2.031.000 người.
Vào khoảng 1900 thủ đô Viên trở thành trung tâm của phong trào Tân Nghệ thuật với kiến trúc sư Otto Wagner và hội các nhà nghệ thuật của Trường phái Ly khai Viên.
Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt đế quốc Áo-Hung. Ngày 12 tháng 11 năm 1918 "Cộng hòa Đức-Áo" (từ 1919 là Cộng hòa Áo) được tuyên bố thành lập trước quốc hội ở Viên. Năm 1921 Viên được tách ra khỏi Niederösterreich (Hạ Áo), trở thành một tiểu bang riêng.
Năm 1938 Áo bị sáp nhập vào Đức Quốc Xã. Các trận dội bom trong những năm 19441945 cũng như trận đánh chiếm Viên vào tháng 4 năm 1945 đã mang lại nhiều thiệt hại lớn cho thành phố. Thế nhưng nhiều công trình xây dựng có tính chất lịch sử vẫn còn tồn tại được qua các trận bom. Phần lớn các tòa nhà bị phá hủy được xây dựng lại sau chiến tranh. Tháng 4 năm 1945 một ủy ban hành chánh tạm thời được thành lập, các đảng phái chính trị cũng được tái tổ chức hay thành lập lại. Ngày 15 tháng 5 năm 1955 với Hiệp định Quốc gia Áo, nước Áo đạt lại tự do và Viên trở thành thủ đô của Cộng hòa Áo.

Điểm số: 97.4 trên 100



1. Thành phố MelbourneMelbourne (phát âm như "Meo-bờn" hoặc "Men-buốc"[1]), là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc (sau Sydney), với dân số khoảng 3,6 triệu (2001) bao gồm cả ngoại ô và 69.670 trong Thành phố Melbourne (phần trung tâm nội ô). Khẩu hiệu thành phố là "Vires acquirit eundo" nghĩa là "chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới." Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927.
Thành phố được đặt tên theo Thủ tướng Anh, William Lamb, Tử tước Melbourne, người sống gần MelbourneDerbyshire, Anh. Melbourne có gốc từ Mylla Burne trong tiếng Anh cổ và có nghĩa là "Mill Stream".
Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002[1], và lần sau vào năm 2004. Năm 2005, nó xuống hàng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu" (2001).
Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New YorkParis

Điểm số:  97.5 trên 100