Friday, December 9, 2011

Cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ ông Nông Quốc Tuấn con trai của mình


Trach Văn Đuỳnh
T/g gửi cho TTHN


(TTHN) - Chúng tôi nhận được bài viết của tác giả Trạch Văn Đuỳnh gửi tới, do không có điều kiện để kiểm chứng, chúng tôi xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận. Trang TTHN không chịu trách nhiệmvề tính chính xác về những thông tin này.

Cách đây không lâu, trên mạng internet có thông tin cho biết chuyện sau khi rời ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam mới gần 1 năm, Cụ Nông Đức Mạnh ở tuổi ngoài 70 cảm thấy ‘cô đơn’ và quyết định lấy vợ. Người vợ sắp cưới của cụ cựu Tổng Nông là cô gái còn trẻ, xinh đẹp với đôi mắt đào hoa dâm đãng và dễ thương. Đó là nữ Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 kém 3 tuổi so với ông Nông Quốc Tuấn con trai cả của cụ Tổng Nông và kém cụ Tổng Nông có hơn 26 mùa lá rụng. Ngoài ra bà Tâm còn được biết là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập từ năm 2002.

Theo nguồn tin từ nhóm bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn, gồm những người thuộc nhóm bạn bè xuất thân là dân tộc Tày, con cái của các lãnh đạo cao cấp trong Uỷ ban Dân tộc đang sống và làm việc ở Hà nội cho biết, thì cách đây khoảng hơn 10 năm, khoảng tháng 2 năm 2000 ông Nông Quốc Tuấn mới xuất hiện trên chính trường với chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Đó là thời gian sau 12 năm ngồi chơi xơi nước ở Hội Thanh niên Việt nam kể từ sau khi kết thúc cuộc đời là “công nhân xuất khẩu lao động”, do bị  cha đẻ là ông Nông Đức Manh, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái bắt buộc phải đi để cai nghiện ma túy tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ từ năm 1981 – 1987. Thời gian này (từ năm 2000 – 2003) ông Nông Quốc Tuấn có quan hệ tình cảm trên mức bạn bè với cô Đỗ Thị Huyền Tâm kiểu già nhân ngãi, non vợ chồng. Mặc dù lúc đó cô Đỗ Thị Huyền Tâm đã từng có gia đình sau nhiều lần kết hôn và li hôn và tin còn cho biết số số vốn điều lệ 5 tỷ đồng ban đầu thành lập công ty TNHH Minh Tâm từ năm 2002 tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm là do ông Nông Quốc Tuấn cho bà Tâm vay trên danh nghĩa cho mượn bao giờ có thì trả.

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và vợ mới Đỗ Thị Huyền Tâm .

Bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn cho biết, cô Đỗ Thị Huyền Tâm thường xuyên qua lại với gia đình cụ Tổng Nông ở biệt thự 66B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà nội vốn dành riêng cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp với tư cách là cô em kết nghĩa của ông Nông Quốc Tuấn. Dần dà trở thành con gái nuôi của cụ Tổng Nông lúc nào không biết, khi mà bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – do tuổi cao, sức yếu đã dược cụ Tổng Nông cho về ở quê và qua đời ngày 25.10.2010 tại xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Rồi cụ Tổng Nông đã được cô con gái nuôi đã “dìu” cụ Tổng Nông vào đời, và để đền đáp cụ Tổng Nông đã dùng quyền lực của mình ở cương vị Tổng Bí thư đảng CSVN để “dìu” cô con nuôi – vợ hờ trở thành nữ Đại biểu Quốc hội.

Căn biệt thự mới xây của cụ Tổng Nông đã bị vợ mới mang sổ đỏ đi thế chấp NH
 
Việc cụ Tổng Nông lấy vợ trẻ hơn con trai cả của mình và từng là con nuôi của mình, hơn nữa trong thời gian chưa đoạn tang vợ đầu là bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đầy năm khiến họ hàng, con cái và những người thân cận của ông cựu Tổng bí thư hết mực can ngăn và hết sưc bất bình. Một trong những người phản đối gay gắt nhất là con trai cả của cựu Tổng Bí thư là ông Nông Quốc Tuấn Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng khóa XI, vì nhiều nguyên nhân sâu xa mà theo ông Tuấn cho biết là khó nói vì nó là chuyện kiểu cha dùng của thừa của con trai đã nói ở trên. Một điều đáng nói là việc vội vàng kết hôn với vợ mới khi chưa đoạn tang với vợ đầu là phạm phải những điều cấm kỵ trong tục lệ hôn nhân của người dân tộc Tày. Hơn nữa theo ông Nông Quốc Tuấn thì việc cụ Tổng Nông lấy vợ sẽ gây mất uy tín của cá nhân và làm ảnh hưởng tới con đường thăng tiến của ông trong tương lai.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất là tình trạng sắp sửa phá sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, sản phẩm hàng hóa tồn đọng và các hạng mục bất động sản không bán được, với các khoản nợ lớn hàng trăm tỷ đồng đến hạn đáo nợ nhưng không có khả năng trả nổi. Theo tin cho biết tới mức kể cả sổ đỏ căn biệt thự sang trọng của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm tại Nhân Mỹ, Mỹ Đình – Hà Nội cũng đã phải mang đi thế chấp cho ngân hàng. Và không chỉ thế, điều nghiêm trọng nhất để cứu vãn tình thế bên bờ vực phá sản của doanh nghiệp mình, cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm đã dùng sổ đỏ của căn biệt thự mới xây ở tại Khu dân cư số 9, làng Võng thị, Phường Bưởi ven Hồ tây, đứng tên ông Nông Quốc Tuấn để thế chấp cho Ngân hàng. Mà theo đánh giá của giớ buôn bán BĐS thì chỉ riêng mảnh đất mặt tiền hồ Tây 850 m2, giá 350 triệu/m2 thì có thể vay được xấp xỉ khoảng 300 tỷ. Điều này đã khiến ông Nông Quốc Tuấn hết sức tức giận và do không kiềm chế được, trong mấy ngày gần đây, tại ngôi biệt thự 66B Phan Đình Phùng hai cha con cụ Tổng Nông đã to tiếng tới mức cụ Tổng Nông chỉ mặt ông Nông Quốc Tuấn mà nói rằng “Mày là thằng bố láo, miếng đất ven Hồ Tây có được là do ai? Từ nay tao từ mày, mày sẽ không là con của tao từ đây!”

Người ta bảo “Trẻ cậy cha – già cậy con” chắc cụ Tổng Nông hẳn biết điều đó, vậy mà sao cụ không nghĩ tới vài năm nữa cụ cũng tới tuổi bát tuần. Cụ không trông vào con trai cụ mà có bao nhiêu để con chim chịu sự lãnh đạo của cái bướm, chắc khi tỉnh ra thì còn cái cát tút.

Chỉ khổ cho ông Nông Đức Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng xấu hổ với bạn bè, chiến hữu và đàn em, vì có ông bố già hơn 70 tuổi mà vẫn còn thích thả dê.

Làng Võng thị, ngày 06 tháng 12 năm 2011
© Trạch Văn Đuỳnh

Lễ cưới của các dân tộc Thái chứa đựng nhiều giá trị văn hoá và những nét đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Đám cưới của Người Tày trước kia cũng như ngày nay, phải trải qua các nghi lễ sau:

1. Lễ ướm hỏi (hay còn gọi là dạm hỏi):

Đôi trai gái yêu nhau được cha mẹ ưng thuận, hay các cô gái nết na được bố mẹ chàng trai ưng ý chọn làm vợ con trai mình - thường là cha mẹ chàng trai nhờ ông mối (pò nòi), người có uy tín với làng xóm, Gia đình khá giả, hoà thuận, con cái đông đúc giỏi giang, đi hỏi hộ.

Lần đầu ông mối đi ướm hỏi thường đi một mình, không cho người ngoài biết và cũng không mang theo lễ vật gì. Tới nhà gái ông mới dùng thơ ca nói bóng gió mục đích cuộc viếng thǎm của mình. Nhà gái không trả lời ngay mà hẹn vài ngày sau. Chọn được ngày tốt, mấy ngày sau ông mố mang lễ vật dạm chính thức và xin "lục mệnh" của cô gái về so tuổi. Nếu nhà gái ưng thuận sẽ đặt lễ vật của nhà trai lên bàn thờ, thắp hương cho tổ tiên biết con gái họ đi lấy chồng và trao tờ "lục mệnh" của cô gái cho nhà trai. "Lục mệnh" là tờ giấy đỏ có ghi giờ, ngày, tháng, nǎm sinh của cô gái. "Lục mệnh" được coi như vật thiêng, báo trước số mệnh của người có tên trong đó. Sau khi nhận được tờ "Lục mệnh", nhà trai nhờ một thầy mo so tuổi cô dâu, chú rể tương lai xem có hợp không. Khi đi xem cũng phải chọn ngày lành tháng tốt. Nếu thấy điềm gở, phải hoãn sang ngày khác. Theo quan niệm của người Tày, khi giao "lục mệnh" của con gái mình cho nhà trai, cũng tức là trao hồn vía cô gái cho nhà chồng, nếu thấy mo phán điềm gở mà đôi trai gái không lấy được nhau thì nhà gái vui vẻ trả lại lễ vật nhà trai mang sang trước đây. Nếu so "lục mệnh", trai gái hợp nhau, họ tổ chức nghi lễ báo cho hai bên gia đình, họ hàng, làng xóm biết.

2. Lễ ǎn hỏi:

Lấy hai chiếc kim, hai cuộn chỉ và hai hào bạc gói vào trong giấy đỏ, ghi tên ngày tháng nǎm sinh của cô dâu chú rể. Sau đó, một người trong họ nhà gái mở gói giấy ra dùng hai chiếc kim có xâu chỉ xuyên thủng hai góc trên của tờ giấy buộc chặt lại với nhau. Nghi lễ này, theo quan niệm của đồng bào, tượng trưng cho đôi trai gái sắp thành vợ thành chồng, nhắc nhở họ hãy bó mình trong một khuôn khổ nhất định, không được tự do như trước nữa.

Đối với người Tày, lễ ǎn hỏi rất quan trọng, tất cả những người được mời đến dự lần này phải có mặt trong Lễ cưới chính thức.

Sau lễ ǎn hỏi, chàng trai và cô gái được phép đi lại hai bên gia đình. Trong ngày tiến Hành nghi lễ ǎn hỏi, đại diện hai gia đình sẽ thoả thuận về số lượng lễ vật mà nhà trai phải mang tới nhà gái trước ngày tổ chức lễ cưới. Thời gian nhà trai chuẩn bị những thứ cần thiết cho lễ cưới kéo dài từ một đến ba nǎm. Trong thời gian chờ đợi tổ chức cưới, nhà trai phải mang lễ vật sang nhà gái (sêu tết) vào rằm tháng bảy, ngày Tết, rằm tháng Giêng. Về phía nhà gái, trong thời gian chuẩn bị lễ cưới chính thức, mỗi cô gái phải tự sắm sửa mọi thứ cho mình ra riêng, gồm một chiếc hòm đựng đồ đạc tư trang, một chiếc kiềng đun nấu, một ấm đun Nước và một bộ ấm chén, một mâm đồng, một chiếc chậu thau, ba chǎn đơn do cô gái tự làm (để tặng ông bà và bố mẹ chồng), ba đôi gối và quần áo cưới.

Trước ngày cưới mấy hôm, nhà trai phải mang sang nhà gái các đồ sính lễ như đã thoả thuận với nhà gái từ lễ ǎn hỏi. Đồ sính lễ nhiều hay ít tuỳ theo phong tục mỗi nơi và phẩm hạnh của người con gái.

3. Lễ cưới:

Lễ cưới được tiến hành trong hai ngày: Nhà gái hôm trước và nhà trai hôm sau

- Lễ cưới ở nhà gái:

Nghi lễ cưới ở nhà gái được tiến hành kể từ khi chú rể và đoàn đón dâu đến nhà gái. Đến cổng nhà gái, người dẫn đầu đoàn đọc một bài thơ xin vào cổng. Sau khi được nhà gái đồng ý, nhà trai được mời lên nhà ngồi ở phía bên trái bàn thờ. Lễ vật mang sang được đặt lên bàn thờ tổ tiên, gồm một đôi gà trống thiết luộc Chân được nhuộm đỏ, hai đôi bánh chưng, hai chai rượu, 2 vuông vải v.v Sau bữa tiệc rượu, người trưởng họ nhà gái hướng dẫn chú rể tiến hành nghi lễ trình tổ tiên nhà vợ. Nghi lễ này kéo dài khoảng nửa tiếng. Sau nghi lễ này khách khứa ra về, còn chú rể và đoàn đón dâu ngủ lại nhà gái đêm đó. Cuộc vui kéo dài suốt đêm.


- Lễ cưới ở nhà trai:

Lễ cưới được tiến hành khi đoàn đưa dâu đến nhà trai, thường vào khoảng l 2 giờ chiều hôm sau. Đại diện nhà trai bưng khay nước và trầu Cau ra đón cô dâu và những người trong đoàn được phép lên nhà sau khi cô dâu làm xong nghi lễ "mo tạp". Đây là nghi lễ bắt buộc đối với tất cả các cô dâu mới bước chân về nhà chồng. Thầy mo sẽ chủ trì nghi lễ này, ông ta thắp hương cầm tay, Miệng lầm rầm khấn vái. Sau khi khấn xong, theo sự chỉ dẫn của thấy mo, cô dâu dùng tay đẩy chiếc bừa đặt bên cạnh mâm đựng lễ vật và bước lên cầu thang vào nhà.

Bên cạnh bàn thờ, nhà trai cũn làm nghi lễ cho con dâu nhận họ hàng nhà trai. Trong khi hành lễ cô dâu phải lạy tạ và đi mời nước mọi người. Sau ngi lễ này, cô dâu mới được phép vào buồng riêng. Buồng cô dâu được trang trí rất đẹp. Ngay sát bàn thờ tổ tiên là buồng cha mẹ, tiếp theo buồng cô dâu trưởng, kế tiếp là dâu thứ hai thứ ba.. Lễ lại mặt được tiến hành sau lễ cưới ba ngày. Cặp Vợ chồng trẻ về thǎm bố mẹ vợ cùng với người phù rể và một hoặc hai người nữ mang lễ vật cùng 5kg Thịt lợn, 5 chai rượu, 2kg giò và 10 bánh chưng.

(Theo hanoi.vnn.vn)